Bệnh tiêu hoá
14/05/2023
Bệnh áp xe hậu môn là một trong những bệnh lý khá phổ biến, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh áp xe hậu môn, nguyên nhân, triệu chứng để có phương pháp điều trị và những lưu ý để phòng tránh bệnh lý này.
Hiểu rõ hơn về Bệnh áp xe hậu môn là gì để có phương pháp điều trị hiệu quả
Bệnh áp xe hậu môn, còn được biết đến với tên gọi khác là nang áp xe hậu môn, là một tình trạng y tế phổ biến liên quan đến sự viêm nhiễm và tạo mủ ở khu vực hậu môn. Trạng thái này thường gây ra các triệu chứng không dễ chịu như đau, sưng và đỏ ở vùng hậu môn.
Áp xe hậu môn được phân loại dựa theo vị trí hình thành, liên quan đến cấu trúc xung quanh trực tràng và hậu môn, bao gồm:
- Áp xe quanh hậu môn: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm đến 60% các trường hợp mắc phải. Áp xe quanh hậu môn thường xuất hiện ở dạng mủ dưới da, sưng đau, có màu đỏ và cảm giác ấm khi chạm vào.
- Áp xe hố ngồi – trực tràng: Đây là loại áp xe phổ biến thứ hai, hình thành do sự chèn ép xuyên qua cơ thắt hậu môn bên ngoài, đi vào bên trong trực tràng. Trong một số trường hợp, áp xe có thể lan sang khoang sâu phía sau hậu môn, đi vào phía bên cạnh tạo thành áp xe móng ngựa.
- Áp xe giữa các cơ thắt: Đây là kết quả của sự chèn ép giữa cơ thắt bên trong và ngoài hậu môn. Loại áp xe này có thể nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, gây triệu chứng đau dữ dội, chỉ được phát hiện khi khám trực tràng hoặc nội soi kỹ thuật số.
- Áp xe trên cơ thắt: Đây là loại ít phổ biến nhất, gây đau vùng chậu và trực tràng, thường được chẩn đoán bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT).
Phân loại bệnh áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Lỗ rò hậu môn: Bệnh xuất hiện với một đường hầm nhỏ nằm dưới da, thông từ ổ áp xe đến tuyến bị nhiễm khuẩn, tiết nhiều dịch mủ và gây đau nhức.
- Nhiễm trùng huyết: Đây là một dạng phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng, có thể đe dọa đến tính mạng.
- Hội chứng Fournier: Đây là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến bệnh áp xe hậu môn, bao gồm:
- Tắc nghẽn tuyến bã: Tuyến bã là những tuyến nhỏ ở vùng hậu môn giúp bôi trơn khi đi vệ sinh. Nếu chúng bị tắc nghẽn, mủ và vi khuẩn có thể tích tụ và gây ra viêm nhiễm, dẫn đến áp xe.
- Do Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus, và E. coli có thể gây ra viêm nhiễm, dẫn đến áp xe.
- Do dùng thuốc: Sử dụng các thuốc như prednison… trong thời gian dài hoặc không đúng cách có thể gây kích thích, viêm nhiễm các mô ở vùng hậu môn trực tràng.
- Tình trạng sức khỏe khác: Các bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh tiểu đường, viêm đại tràng, viêm túi thừa, viêm vùng chậu, nhiễm qua đường tình dục (quan hệ tình dục qua hậu môn) hoặc bất kỳ tình trạng nào làm giảm hệ thống miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe.
Viêm vùng chậu gây lên bệnh áp xe hậu môn
Những triệu chứng phổ biến của bệnh áp xe hậu môn như:
+) Sưng tấy đỏ gây đau vùng da xung quanh hậu môn
+) Cảm thấy đau nhói ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống (phần hậu môn tiếp xúc với bề mặt khác).
+) Các dấu hiệu khác như kích thích hậu môn, chảy mủ và táo bón.
+) Có thể gây sốt, ớn lạnh hoặc khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ có biểu hết duy nhất là sốt.
+) Ở trẻ sơ sinh, áp xe thường xuất hiện dưới dạng nốt sưng đỏ, mềm ở rìa hậu môn, khiến trẻ quấy khóc, cáu kỉnh vì khó chịu, ngoài ra không có các triệu chứng bất thường khác.
Chính vì rất khó để phát hiện chính xác bệnh qua cách thông thường, nên khi thấy có biểu hiện như trên hay một số triệu chứng khác không được đề cập trên đây, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Phương pháp điều trị đơn giản và phổ biến nhất đối với áp xe hậu môn là hút mủ ra khỏi vùng bị nhiễm trùng. Tại đây, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê, sau đó tiến hành hút để làm giảm đau nhức, khó chịu và làm lành các mô xung quanh hậu môn.
Phẫu thuật điều trị bệnh áp xe hậu môn
Nếu áp xe có kích thước lớn, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật gây mê. Sau dẫn lưu, vết thương sẽ để hở và không cần khâu. Trong trường hợp người bệnh đang bị tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch, bác sĩ có thể yêu cầu ở lại bệnh viện vài ngày để theo dõi nhiễm trùng (nếu có). Ngoài ra, một số điều trị sau dẫn lưu bao gồm:
Áp xe hậu môn rất hiếm khi tự khỏi mà không cần đến điều trị y tế. Ngay cả khi triệu chứng được cải thiện sau chăm sóc tại nhà, người bệnh cũng cần liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán, tránh tái phát hoặc biến chứng nguy hiểm.
Áp xe hậu môn có khả năng tái phát hoặc phát triển thành lỗ rò ngay cả khi đã qua điều trị y tế. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tái phát có xu hướng tỷ lệ thuận với chỉ số khối cơ thể (BMI). Vì vậy, kể cả sau khi đã điều trị, người bệnh cũng nên thực hiện tái khám định kỳ để được theo dõi và kiểm tra chính xác.
Để phòng tránh hay phòng ngừa bệnh áp xe hậu môn ta cần lưu ý một cách như sau:
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh Áp xe hậu môn. Việc điều trị áp xe hậu môn không quá khó khăn, tuy nhiên bệnh dễ tái phát nếu không chăm sóc tốt. Nếu gặp phải các dấu hiệu bệnh trên, hãy sớm tới cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị, tránh để lâu vừa ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống vừa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Chú ý: Bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho việc tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa chuyên nghiệp. Nếu bạn có triệu chứng hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
>> Xem thêm: Bệnh áp xe não có tái phát không? Những cách phòng bệnh áp xe não hiệu quả và lâu dài