Cẩm nang bệnh

16/04/2023

Áp xe là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân gây lên bệnh và cách chữa áp xe hiệu quả

Áp xe là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở mô dưới da hoặc trong các không gian liên mô. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, áp xe có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Do đó, việc nhận biết triệu chứng ban đầu và điều trị sớm rất quan trọng.

 

áp xe là bệnh gì

Áp xe là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân gây lên bệnh và cách chữa áp xe hiệu quả

Áp xe là bệnh gì? Những ai có nguy cơ mắc áp xe

Áp xe là gi? 

Áp xe chỉ tình trạng viêm nhiễm của 1 tổ chức và khu trú tạo thành 1 khối mềm. Bên trong khối này có chứa mủ do vi khuẩn, xác bạch cầu và những mảnh vụn tạo nên. Bệnh này có thể dễ dàng nhận biết về mặt lâm sàng với những đặc điểm như: khối mềm, khu vực da xung quanh nóng, đỏ, sưng tấy và cảm thấy đau khi chạm vào. Tùy theo vị trí xuất hiện chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Hiểu đơn giản, áp xe là một túi chứa đầy dịch mủ bên trong. Khi vi khuẩn xâm nhập vào một vị trí nào đó trên cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để loại bỏ chúng. Các tế bào bạch cầu tập hợp đến khu vực nhiễm trùng và thực hiện nhiệm vụ của chúng.

Trong quá trình đó, dịch mủ được tạo thành bởi hỗn hợp gồm tế bào bạch cầu, vi trùng và các mảnh tế bào chết. Dịch mủ không thoát ra bên ngoài được nên sẽ tạo thành ổ áp xe. 

Các loại bệnh áp xe hay gặp: 

Áp xe có thể hình thành ở khắp các vùng trên của cơ thể. Chia làm 2 nhóm chính:

- Áp xe ở mô dưới da: ổ mụn nhọt, hậu bối là hình thái phổ biến nhất. Vị trí thường gặp nhất là nách do lỗ chân lông bị nhiễm trùng, âm đạo do các tuyến ở cửa âm đạo bị nhiễm trùng, da vùng xương cùng cụt gây nên áp xe nếp lằn mông, quanh răng gây nên áp xe răng.

 

áp xe dưới da hình thành ổ mụn nhọt

Hình ảnh bị áp xe dưới da ổ mụn nhọt

 

- Áp xe bên trong cơ thể: các ổ áp xe thỉnh thoảng hình thành bên trong cơ thể, ngay tại mô của các cơ quan như áp xe gan, áp xe não, áp xe thận, áp xe vú,… hoặc tại khoảng kẻ giữa chúng.

Những ai có nguy cơ mắc áp xe

Những đối tượng sau đây có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người khác:

  • Môi trường sống ôi nhiễm, sinh hoạt hàng ngày bẩn mất vệ sinh.
  • Tiếp xúc nhiều với người bị nhiễm trùng trên da.
  • Người nghiện rượu bia, sử dụng các chất kích thích như ma tuý.
  • Người gầy gò ốm yếu, suy kiệt, hệ miễn dịch kém.
  • Bệnh nhân ung thư, đái tháo đường, AIDS, hay viêm loét đại tràng,…
  • Bị chấn thương nặng do tai nạn...
  • Đang thực hiện hóa trị.
  • Sử dụng corticoid thời gian dài và chích thuốc tĩnh mạch.
  • Mắc các bệnh về máu như bạch cầu, hồng cầu hình liềm. 

Đâu là nguyên nhân gây lên bệnh áp xe 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh được xác định do nhiễm trùng. Những yếu tố nhiễm trùng gây bệnh ở người gồm có:

- Vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào các mô bên dưới da và các tuyến bài tiết làm phản ứng viêm, hoạt hóa những chất hóa học ở trung gian cùng tế bào bạch cầu. Tuyến mồ hôi và tuyến bã bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi phát triển.

 

vi khuẩn xâm nhập gây lên bệnh áp xe

Bị áp xe do vi khuẩn xâm nhập 

 

Khi hệ miễn dịch hoạt động chống lại vi khuẩn sẽ tiết ra 1 chất lỏng mà chúng ta thường gọi là mủ. Trong mủ có chứa các loại vi khuẩn và xác bạch cầu. Staphylococcus aureus được xem là loài vi khuẩn có tỉ lệ cao nhất trên thế giới gây ra các loại áp xe dưới da và tại màng cứng cột sống.

- Ký sinh trùng: Loại này thường xuất hiện nhiều ở các nước kém phát triển và đang phát triển, Chúng có thể là giun chỉ, sán lá gan hay amip,… Những loại ký sinh trùng này phát triển bên trong nội tạng cơ thể, gây nên tình trạng áp xe. Ví dụ như bệnh áp xe gan gây ra bởi loài sán lá gan.

Biểu hiện của bệnh áp xe và khi nào thì tới gặp bác sĩ

Biểu hiện của bệnh áp xe

Có một số biểu hiện lâm sàng sau đây giúp các bạn nhận biết bệnh đang phát triển trong cơ thể: 

- Ở bên dưới da: nhận thấy có 1 khối sưng, vùng da bao phủ ửng đỏ và chạm vào thấy nóng, đau, cảm giác lùng nhùng bởi có mủ bên trong. Cảm giác đau là do áp lực của khối áp xe tăng cao. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn sẽ gây sốt, mệt mỏi.

- Ở bên trong cơ thể: người bệnh có dấu hiệu khắp cơ thể như nóng sốt, rét run, cảm giác ớn lạnh, môi khô và lưỡi bẩn. Cơ thể cảm giác mệt mỏi, suy yếu, hốc hác. Tùy thuộc vị trí bệnh diễn tiến trên cơ thể mà mỗi người có những biểu hiện khác nhau như bệnh nhân áp xe gan cảm thấy sốt, rét run người, đau tức nơi hạ sườn bên phải. 

Khi nào thì tới gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể có một ổ áp xe. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Phạm vi đau nhức rộng, có xu hương phì đại và cường độ đau tăng theo thời gian
  • Đau ở trên hoặc gần khu vực trực tràng hoặc háng
  • Sốt 38,5°C hoặc cao hơn
  • Vệt đỏ lan rộng

Các biện pháp chuẩn đoán bệnh áp xe

Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe. 

 

xét nghiệm để chuẩn đoán áp xe

Xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh áp xe

 

Đối với áp xe bên trong cơ thể hay áp xe nội, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:

+) Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính 

+) Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng (CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn.

+) Cấy máu dương tính.

+) Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng.

+) CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi.

+) Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm.

+) Sinh thiết tổn thương

Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe.

Phương pháp điều trị bệnh áp xe

Một tổ chức áp xe nếu không được điều trị sẽ tiến triển nặng dần lên với tăng kích thước, đau nhiều hơn, xâm lấn rộng ra các mô xung quanh, cuối cùng có thể vỡ. Áp xe ở mô dưới da có thể vỡ ra da và chảy mủ ra bên ngoài, một số trường hợp còn tạo ra đường dò, phá hủy một vùng mô sâu rộng, gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Các khối áp xe trong cơ thể cũng có thể vỡ vào ổ phúc mạc, gây viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể, nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.

 

điều trị bệnh áp xe bằng rạch dẫn mủ ra ngoài

Điều trị áp xe bằng cách rạch dẫn lưu mủ ra ngoài 

 

Việc điều trị áp xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phân loại áp xe nông hay áp xe mô dưới da và áp xe sâu bên trong các cơ quan:

- Đối với các ổ áp xe mô dưới da: biện pháp điều trị hiệu quả là rạch dẫn lưu mủ ra ngoài. Một số nghiên cứu chứng minh việc sử dụng kết hợp thêm với thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả. Khi hết chảy dịch, bác sĩ có thể chèn gạc để cầm máu và băng vết thương. Một số các trường hợp áp xe nông nhỏ có thể tự chảy dịch và khô lại mà không cần can thiệp gì. Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin có thể được chỉ định ở các bệnh nhân nhạy cảm.

- Đối với các ổ áp xe sâu: can thiệp ngoại khoa như rạch, dẫn lưu ổ áp xe cần phối hợp với thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh nên được sử dụng theo kết quả kháng sinh đồ, sử dụng sớm và đủ liều. Việc rạch dẫn lưu mủ thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Điều trị các triệu chứng như sốt, đau và nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải cũng cần được tiến hành song song. 

Phòng ngừa bệnh áp xe hiệu quả 

tập thể dục thể thao giúp phòng chống áp xe

Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ phóng tránh áp xe

 

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh áp xe này nhờ vào những biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống, môi trường sống xung quanh.
  • Chăm sóc cơ thể và giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các thực phẩm bổ dưỡng.
  • Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Xây dựng lối sống khoa học, nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch
  • Tránh xa bia rượu, chất kích thích như ma tuý
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cũng như chất thải của họ bằng xà phòng thật kỹ lưỡng.
  • Tuân thủ tốt liệu trình chữa trị những bệnh lý về nhiễm khuẩn, đái tháo đường,…
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nhờ tư vấn khi nhận thấy những biểu hiện bất thường. Không nên tự ý xử lý ngay tại nhà gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Khi bạn phát hiện mình có dấu hiệu bị áp xe hãy nhanh chóng đi tới bệnh viện, phòng khám uy tín để các bác sĩ chuẩn đoán và điều trị kịp thời, đừng để quá lâu bệnh dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đe doạ tới tính mạng của bạn.

 

>> Xem thêm: Nhồi máu cơ tim cấp là gì? Các dấu hiệu phát hiện bệnh kịp thời để điều trị tốt nhất

 

0like
0 Bình luận
382 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười