Bệnh tiêu hoá
14/05/2023
Bệnh áp xe hậu môn là một trong những bệnh lý khá phổ biến, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu áp xe có kích thước lớn, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật gây mê. Vậy chi phí phẫu thuật áp xe hậu môn khoảng bao nhiêu tiền và người bệnh cần lưu ý những gì sau khi mổ? Hãy cùng haysiri đi tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Chi phí phẫu thuật áp xe hậu môn và những điều cần biết cho người bệnh sau khi mổ áp xe hậu môn
Khi đã được chỉ định mổ áp xe hậu môn, người bệnh thường có xu hướng lo lắng về mức chi phí mổ áp xe hậu môn dẫn đến trì hoãn điều trị khiến tình trạng viêm tấy nghiêm trọng. Tại các bệnh viện nhà nước, mức chi phí phẫu thuật dưới 5 triệu đồng đã bao gồm gói xét nghiệm tiền phẫu thuật. Các bệnh viện tư nhân có mức giá cao hơn khoảng 3 –> 5 triệu đồng tuỳ theo thời gian nghỉ dưỡng sau phẫu thuật của người bệnh.
Người bệnh mổ áp xe hậu môn có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được chi trả 80% chi phí điều trị tại các bệnh viện nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, nếu có vấn đề phát sinh cần phải sử dụng thêm vật tư y tế tiêu hao, thuốc... người bệnh phải trả thêm khoản phí phát sinh này (không được tính bảo hiểm).
Nếu phẫu thuật ở bệnh viện tư, mức hưởng BHYT nhìn chung sẽ rất thấp vì thường sử dụng thiết bị, vật tư y tế tiêu hao... không được BHYT chi trả. Ngược lại, nếu người bệnh có bảo hiểm tư nhân sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều.
Lời khuyên chung cho người bệnh đang bị áp xe hậu môn là nên chọn bệnh viện công khai chi phí hoặc có giải thích rõ ràng về chi phí mổ áp xe trước khi thực hiện.
Mổ áp xe hậu môn
- Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Bệnh viện Đại học Y dược nghiên cứu sâu rộng về tất cả các chuyên khoa. Trong đó có chuyên khoa Hậu môn – trực tràng bao gồm dịch vụ mổ áp xe hậu môn.
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Tại bệnh viện có dịch vụ khám BHYT và khám không BHYT tại lầu 2. Trước khi phẫu thuật áp xe hậu môn, bệnh nhân sẽ được khám và làm các xét nghiệm tổng quát để đảm bảo quá trình hậu phẫu diễn ra an toàn.
- Bệnh viện Bình Dân: Bệnh viện Bình dân là địa chỉ phẫu thuật áp xe hậu môn uy tín từ nhiều năm qua. Đây là địa chỉ khám – chữa bệnh ngoại khoa nổi tiếng được thành lập từ năm 2954.
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Đây là bệnh viện tuyến đầu trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Phụ trách khoa Hậu môn trực tràng tại Bệnh viện do PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa mang lại sự an tâm đối với bệnh nhân.
- Bệnh viện Việt Đức: Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn tại Bệnh viện Việt Đức cũng là địa chỉ chữa bệnh áp xe hậu môn tại Hà Nội được đông đảo người bệnh lựa chọn. Bệnh viện hội tự được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, là những chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam, nhiều kinh nghiệm và hết lòng vì bệnh nhân.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Khoa Ngoại thuộc bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một địa chỉ mổ áp xe hậu môn uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bệnh viện mỗi ngày tiếp nhận lượng bệnh nhân lớn nên người bệnh cần chú ý đến sớm, làm thủ tục và đợi lấy số khám.
Những điều cần biết cho người bệnh sau khi mổ áp xe hậu môn
Dưới đây là những điều cần biết cho bệnh nhân sau khi mổ áp xe hậu môn:
- Vận động:
+) Sau khi được chuyển về phòng bệnh, người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường. Tránh ngồi dậy đột ngột vì có thể gây nhức đầu hoặc nôn ói.
+) Sau mổ từ 8-10 giờ, người bệnh có thể ngồi dậy, tập đi lại và tự làm vệ sinh cá nhân nhưng cần có người hỗ trợ.
+) Sau 24 giờ, người bệnh có thể tự đi lại.
- Vết mổ:
+) Cảm giác thốn, đau âm ỉ quanh hậu môn.
+) Ngâm hậu môn 15 phút với 5 lít nước ấm sau đi tiêu hoặc khi đau.
+) Người bệnh được thay băng vết mổ hàng ngày tại phòng bệnh.
- Chế độ ăn:
+) Trong 24 giờ đầu sau mổ, người bệnh có thể uống nước yến, nước súp, ăn cháo loãng.
+) Sau mổ 24 giờ, người bệnh có thể ăn uống bình thường.
+) Nên uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày), ăn nhiều rau củ, thịt, cá, trái cây,… hạn chế tiêu, ớt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc.
- Vệ sinh cá nhân:
+) Người bệnh tiểu tại giường (sử dụng bô, tã) khi mới được chuyển về phòng bệnh.
+) Người bệnh có thể tự làm vệ sinh cá nhân khi đi lại được.
+) Đi tiêu bình thường, không nín cũng không rặn; có thể đau, rát và chảy ít máu.
- Báo với nhân viên y tế khi:
+) Vết mổ chảy nhiều máu.
+) Không tiểu được.
+) Đi tiêu nhiều lần trong ngày, hoặc cảm giác nặng hậu môn, đầy bụng, không đi tiêu được.
+) Đau nhiều, sốt, lạnh run.
+) Hoặc bất cứ những biểu hiện làm người bệnh khó chịu.
- Sau khi đi tiêu, dùng vòi sen chỉnh nước ấm và áp lực nước với tốc độ vừa để rửa nếu có phân dính vào vết mổ, dùng khăn mềm hay gạc thấm khô và đắp 1 miếng gạc tẩm dầu mù u lên ngay bề mặt vết mổ, giữ gạc bằng băng keo hay quần lót.
- Ngâm hậu môn 15 phút với 5 lít nước ấm sáng tối, sau đi tiêu, hoặc khi đau.
- Ngày thứ 7 sau mổ, vết thương mọc mô hạt dễ bị chảy máu nếu bị cọ xát mạnh. Nếu có chảy máu, dùng giấy thấm hay gạc tẩm oxy già đè lên chỗ chảy máu trong 5-15 phút và băng ép lại.
- Thời gian lành vết thương từ 8-12 tuần. Trong khoảng thời gian này, vết mổ có thể rỉ dịch, một lớp màng nhầy màu hồng hoặc vàng
- Ăn uống bình thường, nên ăn nhiều rau củ, thịt cá, trái cây... và uống nhiều nước (ít nhất 2lít/ngày). Hạn chế tiêu, ớt, rượu bia, thuốc lá, trà đặc để tránh táo bón, rặn nhiều hoặc đi tiêu quá nhiều lần trong ngày vì dễ chảy máu vết mổ.
- Trở lại làm việc khi cảm thấy giảm đau hậu môn. Hạn chế ngồi lâu, nhất là trong 2 tuần đầu sau mổ.
- Hạn chế đi xe máy trong 4 tuần sau mổ.
- Sinh hoạt tình dục sau 8-12 tuần.
- Tái khám đúng hẹn.
- Vết thương không lành, sốt, ớn lạnh, chảy máu nhiều.
- Đi tiêu không kiểm soát.
- Đi tiêu lắt nhắt nhiều lần trong ngày hoặc cảm giác nặng hậu môn.
- Đi tiêu đau hậu môn kéo dài nhiều giờ, dùng thuốc giảm đau không khỏi.
Trên đây là thông tin tổng hợp về chi phí thăm khám và phẫu thuật áp xe hậu môn. Chi phí trên mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo bệnh viện và tình trạng người bệnh. Người bệnh khi thăm khám nên trao đổi rõ với nhân viên y tế để được tư vấn.
>> Xem thêm: Hiểu rõ hơn về Bệnh áp xe hậu môn là gì để có phương pháp điều trị hiệu quả