Review Y tế
15/03/2023
Gần tới ngày sinh, các mẹ thường tìm kiếm rất nhiều thông tin về quá trình sinh đẻ. Để tránh các nguồn không chính xác hoặc bị loãng thông tin, các mẹ có thể tin tưởng đọc bài viết dưới đây. Bài viết được team Haysiri tổng hợp lại từ rất nhiều bài review chân thực và nguồn chính thống của bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Review sinh mổ dịch vụ tại bệnh viện phụ sản Hà Nội (Cập nhật 2023)
Ở phụ sản Hà Nội thì hồ sơ sinh sẽ làm từ tuần 36.
Nếu đăng ký khám thai thường xuyên ở các phòng khám thai, các mẹ bầu sẽ chọn làm hồ sơ sinh ngay tại phòng khám có các bác sĩ làm việc trong bệnh viện phụ sản Hà Nội. Chi phí vào khoảng 1tr9. Khám ở phòng khám thì nhàn hơn vì không phải chờ đợi gì lâu.
Chi tiết làm hồ sơ sinh ba mẹ xem thêm tại: Review làm hồ sơ sinh ở bệnh viện phụ sản Hà Nội (cập nhật 2023).
Sinh mổ thì sẽ chia làm hai trường hợp: Một là thai phụ yếu, hoặc sau quãng thời gian đau đẻ bé vẫn không chịu ra bác sĩ sẽ chỉ định mổ; Hai là đăng ký mổ ngay từ đầu (mổ chủ động) do bé đầu đã sinh mổ hoặc thai to, có biến chứng thai kỳ ví dụ tiểu đường thai kỳ.
Với các mẹ đặt lịch sinh mổ dịch vụ, có theo bác sĩ nào đó ngay từ đầu thì sẽ đăng ký bác sĩ đó và cứ nghe theo lời bác sĩ sắp xếp là được. Ví dụ đặt giờ mổ 7-9h sáng thì tốt nhất tới viện lúc 4r-5h sáng. Tốt nhất là sản phụ nên nhập viện trước 4h hoặc sợ hết phòng thì nhập viện lúc chiều hoặc tối hôm trước. Sản phụ cũng nên nhịn ăn trước 6 tiếng nếu đã lên lịch mổ sẵn.
Hoặc nếu sắp xếp mai mổ thì các mẹ có thể đi khám trước đó 1 ngày rồi về, mai mới vào viện.
Khi tới nhập viện thì các mẹ vào phòng 101 nhà B, mang theo căn cước công dân, thẻ bảo hiểm, sổ hộ khẩu bản gốc với photo để đề phòng. Đặc biệt là số bệnh viện cấp cho có mã hồ sơ sinh. Riêng sản phụ làm hồ sơ sinh tại phòng khám, mã số hồ sơ sinh sẽ được gửi qua tin nhắn. Sau đó y tá bác sĩ sẽ xem hồ sơ, khám trong, đo huyết áp, đi siêu âm (Nếu đã có phiếu siêu âm trước đó 1-5 ngày thì không cần làm siêu âm lại). Phí khám 250-500k. Đồng thời các mẹ sẽ điền vào phiếu yêu cầu bác sĩ nào, chọn khoa nào và nộp viện phí.
Nhập viện sẽ đóng tạm ứng 28 triệu đối với sinh mổ dịch vụ đã đăng ký trước. Nếu có thẻ bảo hiểm khác không phải BHYT, ví dụ thẻ bảo hiểm Manulife thì nộp tại quầy bảo lãnh của viện khi làm thủ tục nhập viện. Riêng mổ đẻ rau cài răng lược, mổ ung thư phụ khoa thì tạm ứng 30 triệu.
Đẻ mổ chủ động khoa dịch vụ sẽ lên D4. Ở đây y tá sẽ kiểm tra tim thai, và đưa phiếu để các mẹ ký chọn các dịch vụ nào (như chiếu tia plasma, đo thính lực, xét nghiệm máu gót chân cho con- mấy dịch vụ này có thể chọn sau khi sinh xong). Sản phụ và người thân (mẹ hoặc chồng) sẽ ký vào giấy chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng và có thể chọn gói giảm đau sau sinh luôn. Có hai loại 2tr9 và 3tr5.
Về phòng thì có loại giường 1tr, vệ sinh ở ngoài. Nếu không đăng ký sớm thì cũng không còn phòng dịch vụ. Có loại 1tr2- 1tr5 có 2 giường wc khép kín. Phòng 1 giường vệ sinh khép kín thì 2tr5-3tr 1 đêm. Tuy nhiên, không phải có điều kiện là đặt được, vì còn tuỳ thuộc vào số lượng bệnh nhân hôm đó. Nhất là với các phòng 1 giường thì rất ít nên nhanh cháy.
Các phòng loại 2 giường vệ sinh khép kín ở khoa D bệnh viện phụ sản Hà Nội đều có cốc, bình nước, phích nước, một vài đồ cho em bé cho mẹ như chậu, chăn gối. Ngoài ra cũng có tivi, tủ lạnh và điều hoà.
Phòng dịch vụ khu D5 bệnh viện phụ sản Hà Nội (Nguồn: FB Nguyen Mai Anh)
Nếu đã có phòng từ trước thì tới gần giờ mổ (ví dụ đặt 7h sáng thì tầm 6h30) sẽ có y tá tới gọi và báo đi sinh luôn. Giờ giấc thì tuỳ từng hôm, có nhiều mẹ bầu cũng sinh hay không các bác sĩ có sắp xếp hợp lý.
Còn đối với các mẹ không sinh thường được phải sinh mổ thì nếu đăng ký sinh mổ dịch vụ cũng sẽ đăng ký ngay lúc ký vào quyết định sinh.
Thời gian sinh mổ rất nhanh, chỉ tầm 30 phút. Các mẹ sẽ được dẫn vào phòng chờ, tới khi bác sĩ tới hoặc sắp xếp xong phòng mổ thì y tá sẽ dẫn tới phòng. Đoạn này thì có lẽ bình thường nói tới hay ngại chứ lúc đi sinh thì dây thần kinh ngại chạy mất tiêu rồi. Sản phụ cần cởi quần nằm lên giường. Khi đó bác sĩ phụ tá sẽ đo huyết áp, nhịp tim. Trước khi mổ thì gây tê tuỷ sống, sẽ hơi buốt một chút nhưng cũng không quá đau đâu, các mẹ cứ yên tâm. Trường hợp thiểu số thì có mẹ gây tê không thành công thì cần gây mê (cần khoảng 2 tiếng sau mới tỉnh lại). Còn gây tê thông thường thì bác sĩ làm gì cũng biết, chỉ không đau, không có cảm giác thì thôi.
Em bé ra rất nhanh sau khi bác sĩ chính (mẹ đã đặt trước đó) vào mổ lấy con. Bác sĩ thường sẽ nói “Con ra rồi nha”, xem giờ và y tá cân cho con. Một lúc sau sẽ bế con cho mẹ xem và da kề da với mẹ trong khoảng 2s và đeo vòng tay hai mẹ con. Đoạn này nếu mẹ nào còn bình tĩnh thì nên nhìn thật kỹ mặt con và vòng tay ghi tên con và mẹ chuẩn chưa nhé để chắc chắn. Sau đó, mẹ sẽ được đẩy ra ngoài, nằm chờ để vào phòng hậu phẫu (nếu quá đông thì phải chờ một lúc mới được về). Em bé thì y tá bế ra ngoài cho người nhà nhìn mặt và bế một lúc trước khi vào nằm phòng sơ sinh.
Khi khâu vết mổ thì có khâu chỉ tự tiêu hoặc không tự tiêu. Thì để tiện các mẹ có thể chọn chỉ tiêu. Nếu không thì tầm 7-10 ngày sau đi cắt chỉ.
Khác với sinh thường, sinh mổ sẽ phải nằm phòng hậu phẫu ít nhất 3 tiếng, đa phần là 4 tiếng. Các mẹ nhấc được mông và chân thì sẽ được về phòng nằm nếu đã có giường trống.
Thậm chí tuỳ vào việc có giường bệnh hay không mà các mẹ sẽ phải nằm phòng hậu phẫu lâu hơn nữa. Ví dụ lẽ ra mẹ sinh xong lúc 8h nhưng có khi tận 15h chiều có người xuất viện mới có phòng để về.
Nằm phòng hậu phẫu thì sẽ không có người nhà được vào. Có nhiều tác dụng phụ của thuốc gây tê, ví dụ như nôn, rét run và ngứa ngáy. Tuy nhiên, ở mức độ nhẹ thì chỉ bị run từng cơn, các mẹ cố gắng hít thở đều, một lúc sẽ hết. Nếu mẹ nào cảm thấy rét quá có thể nhờ y tá lấy chăn đắp và nặng hơn thì sẽ được thở oxy.
Nếu mẹ bị sốt thì sẽ được truyền hạ sốt rồi mới về phòng.
Sau khi từ phòng hậu phẫu về thì em bé cũng sẽ được điều dưỡng bế ra gặp mẹ. Nếu gặp vấn đề gì thì các mẹ cứ chủ động bấm nút ở cạnh giường, sẽ có y tá tới hỗ trợ. Ngày 3 lần y tá sẽ qua thay bỉm cho mẹ. Người nhà tự chuẩn bị bỉm. Bác sĩ cũng đi khám cho con hàng ngày, cần gì hoặc có vấn đề gì thì các mẹ cứ trực tiếp hỏi bác sĩ.
Có gói giảm đau sau sinh, nếu có nhu cầu mẹ có thể đăng ký trước đó hoặc lúc mổ xong, có bác sĩ sẽ hỏi thì đồng ý, bác sĩ sẽ truyền giảm đau luôn. Gói giảm đau sau sinh là 2tr9- 3tr5.
Dịch vụ plasma giúp vết mổ mau lành, rốn của bé nhanh khô thì các mẹ có thể đăng ký thêm. Mỗi tối y tá sẽ đến từng phòng và đăng ký cho các mẹ nếu cần.
Ăn uống thì tự túc, bệnh viện không cung cấp suất ăn cho sản phụ. Sau khi ở phòng hậu phẫu về thì ăn cháo, đến khi xì hơi được mới ăn cơm. Người nhà có thể mua suất ăn ở cantin, tầm 55k 1 suất hoặc đặt dịch vụ ở ngoài, họ có mang tận nơi.
Phòng dịch vụ nên lúc nào cũng có người nhà vào chăm được, trừ lúc bác sĩ đi vào phòng làm vệ sinh hoặc tiêm thuốc. Thậm chí nếu ở phòng riêng hoặc phòng 2 giường thì 2 người nhà chăm cũng được. Giường gấp buổi tối thuê 50k 1 đêm.
Sinh mổ thường nằm viện 3 ngày trừ khi có biến chứng gì khác. Sản phụ sẽ được xét nghiệm xem có sót rau không. Nếu ổn hết sẽ được chỉ định ra viện. Tầm 11h các cô y tá sẽ gọi người nhà ra kiểm tra các khoản phí, đồ đạc trong phòng. Tới tầm 13h30, người nhà sẽ xuống tầng 1 làm thủ tục, nhận giấy chứng sinh và thanh toán hết viện phí. Nếu có bảo hiểm chi trả thêm, sẽ được nhận tiền dư (28 triệu tạm ứng trước đó khi nhập viện). BHYT thường chỉ chi trả khoảng 3 triệu.
Về cơ bản, khi đi sinh mổ dịch vụ ở viện phụ sản Hà Nội, các mẹ sẽ tạm ứng 28 triệu. Còn lại thì tuỳ từng mẹ sẽ có tổng chi phí khác nhau do phòng khác nhau, việc sử dụng các dịch vụ cũng khác nhau và mua thuốc khác nhau. Nhưng sẽ hết khoảng 26-39 triệu, không tính ăn uống, thuốc thang mua thêm. Nếu dùng tất cả các dịch vụ thì sẽ lên tới 50 triệu.
BHYT chi trả rất ít. Bảo hiểm khác như Manulife hay Daichi có thể nhiều hơn,
So sánh với đẻ mổ khoa thường thì chi phí sẽ ít hơn, chỉ khoảng 17 triệu.
Hiện nay, chi tiết các chi phí sinh mổ đều có cập nhật trên trang web chính thức của bệnh viện, ví dụ như ảnh dưới.
Bảng giá sinh khu dịch vụ bệnh viện phụ sản Hà Nội ảnh 1 (Nguồn: bệnh viện phụ sản Hà Nội)
Bảng giá sinh khu dịch vụ bệnh viện phụ sản Hà Nội ảnh 2 (Nguồn: bệnh viện phụ sản Hà Nội)
Như vậy, chiếu tia plasma cho mẹ là 300k 1 lần, chăm sóc cuống rốn sơ sinh 250k 1 lần. Nếu mẹ có gội khô thì 200k 1 lần, massage 1 lần là 200k.
Ngoài ra với dịch vụ lấy máu gót chân cho bé thì có các bệnh mua lẻ, ví dụ, sàng lọc thính lực 170- 470k, bệnh lý tim bẩm sinh 220k, 50 bệnh rối loạn chuyển hoá 850k. Hoặc mua theo gói:
Tắm cho bé cũng sẽ thêm phí 50k.
Chi phí ở khoa dịch vụ luôn đắt hơn khoa thường. Ứng trước ở khoa thường chỉ 10-15tr với đẻ thường và đẻ mổ. Trong khi ở khoa dịch vụ cả đẻ thường lẫn đẻ mổ đều 28 triệu.
Phòng dịch vụ khoa thường đẻ mổ 6-8 giường, đẻ thường 14 giường, 2 vệ sinh, 1 nhà tắm, 1 cây nước nóng lạnh ngoài cửa giá 500k 1 ngày. Chi phí đẻ khoa thường nhưng nằm phòng dịch vụ vào khoảng 15 triệu. BHYT thanh toán cho 3 triệu.
Tuy nhiên, các dịch vụ ngoài giá tiền như nhau, ví dụ chiếu tia plasma cho mẹ 300k, gói giảm đau sau mổ 2tr9- 3tr.
Một số lưu ý ba mẹ có thể cân nhắc để quá trình sinh mổ được thuận lợi hơn:
Dưới đây là danh sách một số phòng khám thai uy tín của các bác sĩ làm trong bệnh viện phụ sản Hà Nội, ba mẹ có thể tham khảo:
Trên đây là một số thông tin cần thiết để ba mẹ chuẩn bị khi đi sinh mổ/sinh thường khoa dịch vụ tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Sinh ở khoa thường thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiều nhưng đồng thời cũng sẽ có nhiều bất tiện hơn, như giường đông hơn, phòng ốc bí hơn,..
>> Xem thêm: Review đẻ mổ ở bệnh viện Bưu Điện (cập nhật 2023)