Bệnh trẻ em

24/06/2022

Cảnh báo sốc nặng ở trẻ bị sốt xuất huyết dẫn đến tử vong: Các yếu tố gây sốc

Sốc nặng ở trẻ khi bị sốt xuất huyết là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu, mỗi năm có khoảng 10 triệu ca bệnh sốt xuất huyết trên thế giới, dẫn tới 20,000-25,000 người chết, phần đa là trẻ em. Tại Việt Nam tính từ đầu năm 2022 có 60,000 ca. Đã có ít nhất 2 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết.  

1. Sốc sốt xuất huyết là gì

Sốc sốt xuất huyết là một biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết, đe doạ tới tính mạng của người bệnh. Nó có thể xảy ra vào ngày thứ 3-7 sau khi có biểu hiện bệnh.

Đặc biệt là khi đó người bệnh có dấu hiệu của việc giảm nhiệt sau khi sốt cao. Tuy nhiên, tình trạng có thể tồi tệ hơn khi dấu hiệu hạ thân nhiệt tiếp tục xảy ra, thậm chí thấp hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể.

Kèm với việc hạ thân nhiệt, sốc sốt xuất huyết đi kèm với việc hạ huyết áp, áp lực mạch hẹp (£20 mm Hg).

 

trẻ bị sốc sốt xuất huyết

Trẻ bị sốc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh tháng 5/2022

2. Tại sao lại bị sốc sốt xuất huyết?

Theo một lý thuyết, hiện tượng sốc sốt xuất huyết là do một chủng virus Dengue độc hại hơn. 

Lý thuyết khác, trích dẫn bởi Senaka Rajapakse trên tạp chí y khoa về chấn thương, cấp cứu năm 2011, nói về việc phản ứng bất thường của cơ thể khi chống lại một biến chủng virus Dengue khác. Các phản ứng miễn dịch không hiệu quả làm gia tăng sự lây nhiễm.

 

virut sốt xuất huyết ở trẻ 

Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể, gây sốt xuất huyết ở trẻ

 

Tuy nhiên, đến nay, nguyên nhân của hiện tượng sốc ở trẻ bị sốt xuất huyết vẫn chưa được phát hiện rõ ràng. 

3. Dấu hiệu của sốc sốt xuất huyết ở trẻ

Ở giai đoạn ngày thứ 3-7 sau khi bị nhiễm bệnh, nếu trẻ có một trong các biểu hiện sau thì nên nghi ngờ trẻ rơi vào tình trạng sốc sốt xuất huyết và cần tới bệnh viện ngay. 

  • Tay chân lạnh đi (thay vì sốt cao)
  • Có xu hướng bị xuất huyết: Xuất huyết ở da với các chấm đen nằm rải rác ở hai cánh tay, mặt trước hai cẳng chân, mạng sườn, bụng, đùi; Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu; Xuất huyết nội tạng như nôn ói ra máu.
  • Giảm tiểu cầu
  • Thoát huyết tương: Tăng hematocrit trên 20% so với mức trung bình ở độ tuổi của trẻ; Tràn dịch màng phổi, cổ chướng hoặc gan to; Biểu hiện cụ thể ở trẻ là mệt mỏi quá mức, vật vã, li bì, lạnh đầu chi và mạch nhanh/nhỏ.
  • Huyết áp thấp
  • Có biểu hiện bị suy đa tạng: ví dụ như có các cơn đau ở bụng, buồn nôn, vật vã hốt hoảng

Sốc sốt xuất huyết không thể tự điều trị và hồi phục tại nhà.  

4. Nghiên cứu về các yếu tố gây sốc sốt xuất huyết ở trẻ

Tỉ lệ tử vong do sốc sốt xuất huyết không được điều trị kịp thời là trên 20%, theo nghiên cứu của Roger W Byard năm 2016.

- Độ tuổi trên 5 tuổi: Theo nghiên cứu của Anders và các đồng nghiệp năm 2011 ở Hồ Chí Minh, Việt Nam, trẻ từ 6-10 tuổi có nguy cơ bị sốc sốt xuất huyết cao nhất. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Gupta và các đồng nghiệp năm 2011 và Pothapregada năm 2015 ở Ấn Độ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi cao hơn.

- Bé gái: Các bé gái có nguy cơ bị sốc sốt xuất huyết hơn và tử vong cao hơn các bé trai.

Tình trạng bệnh: xuất huyết, gan to, đau bụng tràn dịch màng phổi, bạch cầu dưới 4,000mm3. Theo như kết quả nghiên cứu của Gupta và Pothapregada ở Ấn Độ, các dấu hiệu xuất huyết, đau bụng, gan to, tràn dịch màng phổi và bạch cầu dưới 4,000 mm3 là một trong những yếu tố gây nên sốc sốt xuất huyết ở trẻ.

Tất cả các biểu hiện khác thường của trẻ khi bị sốt xuất huyết đều cần được quan sát và kiểm tra kỹ lưỡng tại bệnh viện. Các yếu tố tuổi, giới tính, tình trạng bệnh kể trên chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy, không nên chủ quan rằng bé trai dưới 5 tuổi sẽ không bị sốc sốt xuất huyết.  

 

>> Xem thêm: Cắt phanh lưỡi ở trẻ: Review thực tế ở bệnh viện Xanh Pôn tháng 4/2022 

 

1like
0 Bình luận
311 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>