Thực trạng sốt xuất huyết: Cần hành động ngay

Theo WHO, 70% các ca thực sự nguy hiểm tới từ Châu Á. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có con số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao. 

Từ đầu năm tới tháng 6/2022, các ca sốt xuất huyết tăng cao tại Việt Nam lên tới 60.000 ca (mỗi tuần có hơn 8.000 ca mắc mới). Cụ thể, từ ngày 10-16/6/2022, TP Hồ Chí Minh có 16.057 bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết, tăng 117,3% so với năm 2021. Trong đó có 274 ca nặng. Đặc biệt, ở các tỉnh phía Nam đã có 36 người tử vong (20 trong số đó là trẻ em dưới 15 tuổi).

1. Sốt xuất huyết là gì?

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus (Dengue) gây ra. Muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) là vật trung gian lây truyền virus này.

Muỗi có thể cắn người cả ngày, đặc biệt từ 6-8h sáng và 4-6h chiều (theo khuyến cáo của WHO).

 

hình ảnh bệnh sốt xuất huyết

Hình ảnh muỗi đốt là vật lây truyền virus Dengue 

2. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

- Theo WHO, phần lớn các trường hợp sốt xuất huyết có thể không gây ra triệu chứng hoặc biểu hiện rất nhẹ. Tuy nhiên, khi bị nhiễm virus dạng nặng, cơ thể sẽ phản ứng lại, tương tự với bệnh cúm.

- Sau thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi đốt, các triệu chứng thường kéo dài từ 2-7 ngày tiếp theo. 

- Các dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang bị sốt xuất huyết chính là SỐT CAO (lên tới 40oC kết hợp với 2 trong các triệu chứng bên dưới:

  • Đau đầu nghiêm rọng
  • Cảm thấy đau phía sau mắt
  • Đau khớp và cơ
  • Cảm giác buồn nôn
  • Bị ói
  • Phát ban
  • Cơ thể có thể nổi hạch

 

triệu chứng cơ bản sốt xuất huyết 

Triệu chứng cơ bản của bệnh sốt xuất huyết

3. Khi nào bệnh sốt xuất huyết chuyển biến nặng?

- Trong khoảng 3-7 ngày sau khi phát bệnh, có một phần nhỏ sẽ rơi vào tình trạng xấu hơn (thường trong khoảng 24-48h của giai đoạn này). Quan sát bởi bác sĩ là rất cần thiết trong 24-48h này để tránh tử vong.

- Các dấu hiệu cảnh báo cho bệnh nhân sốt xuất huyết bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn ói dai dẳng
  • Thở gấp
  • Chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi
  • Mệt mỏi quá độ
  • Cảm thấy cử động khó
  • Nôn hoặc đại tiện ra máu
  • Có dấu hiệu gia tăng kích thước gan (gan to)

4. Điều trị bệnh sốt xuất huyết

- Về cơ bản, chưa có phương pháp cụ thể trong điều trị bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, giữ cơ thể đủ nước và lắng nghe lời khuyên của các y bác sĩ.

- Các biện pháp hỗ trợ nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh có thể bao gồm thuốc hạ sốt và giảm đau để điều trị sốt cao và đau khớp, cơ.

Hiện nay phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh sốt xuất huyết là dùng acetaminophen hoặc paracetamol (theo WHO).

Lưu ý, tránh dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) ví dụ ibuprofen và aspirin vì chúng có thể làm bệnh trầm trọng hơn do xuất huyết hoặc làm loãng m.

Nếu các biện pháp như bù nước, hạ sốt không mang lại hiệu quả, hoặc tình trạng bệnh nhân chuyển biện nặng cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

 

thuốc nên và không nên dùng cho sốt xuất huyết

Các loại thuốc nên và không nên dùng khi bị sốt xuất huyết (theo WHO)

5. Phòng chống sốt xuất huyết như thế nào cho hiệu quả? 

- Ưu tiên trong phòng chống sốt xuất huyết là ngăn ngừa muỗi sinh sản và phòng chống muỗi đốt.

- Cụ thể, muỗi rất dễ sinh sản ở các dụng cụ chứa nước không sạch sẽ, ví dụ như xô, chậu, lu, các chai lọ trong vườn, bụi rậm, … Cần phải đảm bảo không gian sinh hoạt được sạch sẽ, nước trong xô, chậu, lu cần được đậy nắp khi không sử dụng, chai lọ không dùng tới cần vứt bỏ.

- Thường xuyên xịt muỗi, bỏ màn khi ngủ kể cả ban ngày.

Để chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tốt hơn, vui lòng tham khảo bài viết về “Thức ăn cho người bị sốt xuất huyết”.

 

0like
0 Bình luận
515 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>