Review Y tế

12/03/2023

Review sinh thường ở bệnh viện Bưu Điện (update năm 2023)

Hiện nay ngoài bệnh viện phụ sản Hà Nội và bệnh viện phụ sản Trung Ương thì cũng còn khá nhiều các bệnh viện khác nhiệt tình, chu đáo và có đội ngũ y bác sĩ tâm huyết không kém. Tuy rằng mỗi mẹ bầu sẽ có những trải nghiệm sinh đẻ khác nhau nhưng có những điểm chung mà các mẹ cần lưu ý khi sinh thường ở bệnh viện Bưu Điện. Hôm nay team Haysiri sẽ tổng hợp các lưu ý để các mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất khi đi sinh nhé.

 

sinh thường tại bệnh viện bưu điện

Bệnh viện bưu điện (Nguồn: Internet)

Thủ tục nhập viện

Xác định sinh thường thì đa phần có dấu hiệu mới tới viện nên thủ tục cũng cần nhanh gọn nhẹ nhất để mẹ bầu chuẩn bị vào đẻ. Nếu có biểu hiện đau bụng khoảng 5 phút 1 cơn và có thể chảy máu thì các mẹ nên nhập viện ngay.

Khi đó các mẹ vào thẳng quầy đăng ký nhập viện ngay, nộp tạm ứng trước 500k.

Các mẹ mang giấy tờ (Bộ hồ sơ sinh, bản phô tô căn cước công dân, bảo hiểm (photo và bản gốc, bản photo sổ hộ khẩu- có thể không cần, giấy siêu âm có hiệu lực 1-2 ngày) vào phòng 111 để bác sĩ kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ sinh. Hồ sơ sinh cần làm trước 4 tuần (khoảng tuần 35-36 của mẹ bầu). Khi làm hồ sơ sinh cần giấy tờ gì chuẩn bị khi đi sinh sẽ được ghi chú rõ, người nhà và mẹ nên ghi nhớ để làm sẵn trước thời gian sinh).

Người nhà sẽ ở lại và nộp tiền viện phí tạm ứng trước (với sinh thường là 7 triệu hoặc 7tr5).

Mẹ bầu thì lên tầng 3 thay quần áo và theo dõi xem mở phân nào chưa. Mở tầm 5-6 phân thì bác sĩ sẽ cho lên bàn đẻ đo cơn gò.

Quá trình rặn đẻ

Tuỳ từng người sẽ có thời gian rặn đẻ khác nhau. Với những mẹ bầu trộm vía dễ sinh thì có khi chưa tới 1 tiếng đã hoàn thành thiên chức làm mẹ.

Lưu ý là cần dưỡng sức và nghe lời bác sĩ. Rặn theo lệnh của bác sĩ, tương ứng với các cơn gò.

Ekip đỡ đẻ ở bệnh viện Bưu Điện cũng được các mẹ review là khá mát tay và tận tâm. Mọi người đều nhẹ nhàng, tình cảm nhắc “Cố lên em, sắp ra rồi, sắp được gặp con rồi!”.

Trong một số trường hợp nếu mẹ đau quá lâu (ví dụ tới tận 17 tiếng), sẽ được tiêm gây tê màng cứng.

Sau khi em bé được sinh xong cũng sẽ được da kề da với mẹ một lúc.

 

da kề da sinh thường tại bệnh viện bưu điện

Da kề da tại bệnh viện Bưu Điện khi sinh thường (Nguồn: Internet)

Khâu tầng sinh môn

Sau khi mẹ đẻ xong sẽ được tiêm một mũi giảm đau vào đùi. Mũi này cũng sẽ được bác sĩ thông báo trước là sẽ hơi choáng và mệt.

Khâu tầng sinh môn hiện nay không còn đau nữa vì đã được tiêm thuốc tê quanh tầng sinh môn rồi, không phải khâu sống. Nhiều mẹ đến lúc nào cũng mệt mà thiếp đi luôn rồi.

Sau sinh

Đẻ thường sẽ nhẹ nhàng hơn đẻ mổ vì ở viện chỉ tầm 1 ngày thôi.

Thường thì khi mẹ về phòng sáng hôm sau sẽ có y tá tới vệ sinh và thay bỉm cho mẹ, phát thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Bé được tiêm viêm gan B luôn.

Sản phụ được phát cơm trưa/tối và cháo buổi sáng. Người nhà thì cần mua ngoài hoặc tự mang.

Sau dịch Covid nên bệnh viện cũng làm chặt hơn, chỉ được 1 người vào chăm. Khi có bác sĩ hay y tá vào thăm khám thì người nhà ra ngoài hành lang ngồi chờ.

 

phòng thường bệnh viện bưu điện

Phòng thường ở bệnh viện Bưu Điện (Nguồn: Internet)

Các dịch vụ khác

Người nhà có thể thuê giường gấp với giá 10k 1 đêm.

Sau sinh có dịch vụ chiếu tia plasma vết khâu, chiếu rốn cho bé, xông hơi thảo dược (200k/1 lần).

Còn có dịch vụ xét nghiệm 63 loại bệnh cho bé (1.375.000đ). Hoặc gói xét nghiệm 10 bệnh (500k). Khi đẻ xong sẽ có y tá mang giấy vào ai đăng ký thì đăng ký.

Tổng tiền khi đi sinh thường ở bệnh viện Bưu Điện

Chi phí sẽ vào khoảng 6-6tr5 đã trừ bảo hiểm (tính cả tiền đẻ và tiền các dịch vụ thêm bao gồm chiếu tia plasma, xét nghiệm 63 bệnh cho bé). Nếu không phát sinh các dịch vụ thêm thì chi phí sẽ vào khoảng 4-5tr).

Ngoài ra chi phí bồi dưỡng ekip theo lệ thường sẽ là 1 triệu đẻ thường, 3 triệu đẻ mổ cũng như tuỳ điều kiện của người nhà. Khoản này nên để trong phong bì vào trao tay cho bác sĩ lúc đưa bé ra hoặc sau khi sản phụ và em bé đã về phòng bệnh (tuỳ tình hình của từng người).

Mang gì khi đi sinh thường?

Sinh thường chỉ nằm viện 1 ngày nên các mẹ lưu ý không nên mang quá nhiều đồ. Nhất là bệnh viện cũng có hỗ trợ đồ cho sản phụ và em bé rồi.

Đồ ở viện cho mượn bao gồm:

  • 2 bộ đồ sơ sinh, chăn và tã quấn cho em bé
  • Quần áo, chăn, ga cho mẹ
  • 1 bộ khăn, cốc, bàn chải và lược cho mẹ
  • Bỉm cho mẹ và bé (5 chiếc mỗi loại)

Ở viện đều có cây nước nóng để pha sữa.

Như thế người nhà chỉ nên mang thêm sữa và bình sữa cho em bé đề phòng sữa mẹ chưa kịp về. Mang thêm bỉm cho mẹ khi sản dịch ra nhiều và cần thay. Có thể mang thêm chậu nhỏ, khăn khô đa năng và bỉm cho bé (đã chuẩn bị ở nhà và không muốn dùng loại bỉm ở viện) khi bé ra phân xu, đi tiểu thì lau rửa, thay cho bé luôn. Quần áo, khăn choàng lúc mẹ và bé ra viện. Cần thiết hơn nữa thì các mẹ có thể mang gạc lưỡi, nước muối sinh lý để rửa mắt, mũi cho bé.

Gợi ý một số bác sĩ và phòng khám có tâm (chọn bác sĩ với sinh mổ)

  • Bác sĩ Hằng, phó khoa: 0915.028.608. Phòng khám 30A Trần Điền, ngõ 28 gần cổng chính bệnh viện Bưu Điện.
  • Bác sĩ Bình An: 0983.416.460
  • Bác sĩ Lê Hằng: 0941.421.881 (có Zalo). Phòng khám An Sinh 244 Lê Trọng Tấn.

Chúc các mẹ có một thai kỳ ổn định và quá trình đi sinh thoải mái và thuận lợi nha! Haysiri có nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ để hành trình mang bầu, đi đẻ và nuôi con được dễ dàng hơn.

 

>> Xem thêm: Review đẻ mổ ở bệnh viện Bưu Điện (cập nhật 2023)

 

0like
0 Bình luận
5,152 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>