Huyệt số 19 diện chẩn

Hướng dẫn cách nhận biết huyệt số 19 trong diện chẩn theo phương pháp của Bùi Quốc Châu, bao gồm các đặc điểm của huyệt và cách sử dụng nó để thiết lập phác đồ chữa bệnh bằng Diện Chẩn.

huyệt số 19 diện chẩn

1. Vị trí huyệt Số 19 trong Diện chẩn

  • Dọc: trên tuyến 0
  • Ngang: Điểm cao nhất của nhân trung, nơi giáp với mũi

2. Tác dụng của huyệt số 19

  • Điều hòa tim mạch và huyết áp (thường làm tăng huyết áp)
  • Chống co giật, làm tỉnh táo
  • Thăng khí, vượng mạch. Cải thiện hô hấp
  • Làm ấm người
  • Làm hưng phấn tình dục
  • Làm cường dương
  • Tăng tiết dịch đường ruột và hô hấp (mũi)
  • Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ toàn thân
  • Gây nôn (làm ói) và chống nôn
  • Tương ứng thần kinh giao cảm
  • Tương tự thuốc Adrenalin
  • Liên hệ tim, phổi, bao tử, ruột già

3. Chủ trị của huyệt số 19

  • Chết đuối.
  • Mắc cổ (xương, hột trái cây, vật lạ)
  • Tiểu đêm – Đái dầm.
  • Nặng ngực khó thở. – Suyễn.
  • Bệnh tim mạch. – Sốc thuốc.
  • Ngất xỉu – Suy nhược thần kinh
  • Co giật kinh phong
  • Cơn đau thượng vị
  • Nôn nấc – Không ói được
  • Suy nhược sinh dục
  • Cơn đau thận cấp
  • Nghẹt mũi – Bí trung tiện (sau khi giải phẫu)
  • Cơn nghiện ma túy – Nghiện thuốc lá
  • Đau quanh khớp vai
  • Lừ đừ không tỉnh táo
  • Buồn ngủ
  • Đẻ khó (do cơ tử cung co bóp yếu hoặc cổ tử cung mở chưa trọn)
  • Trĩ, lòi dom, táo bón, viêm đại trường

*Lưu ý: vùng nhân trung và môi nói chung tuyệt đối tránh châm khi có mụn bọc đầu xuất hiện và khi có thai.

 

>> Xem thêm: Huyệt số 18 diện chẩn

 

0like
0 Bình luận
75 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>