Kinh doanh

18/06/2022

Bài học marketing từ sai lầm của “Ông hoàng son môi” Austin Li- một thời hoàng kim bán 15,000 thỏi son trong 5 phút livestream

Người làm marketing có cần có nhạy cảm chính trị? Câu trả lời là vô cùng cần thiết nếu không muốn đế chế kinh doanh vất vả gây dựng bị sụp đổ chỉ trong tíc tắc. Nhất là trong thời ký 4.0 khi mọi thứ đều có thể bị kiểm duyệt bởi mạng xã hội và Chính phủ.

 

ông hoàng son môi

Sai lầm của Ông hoàng son môi khi dính tới chính trị khắt khe của Trung Quốc

Đó là câu chuyện của Austin Li (Lý Giai Kỳ), người từng được mệnh danh là “Ông hoàng son môi” vì bán 15,000 thỏi son chỉ trong 5 phút livestream. 

Vào ngày 3/6 vừa qua, trong sự kiện livestream bán kem, kết nối đột nhiên bị ngắt sau khi Lý Giai Kỳ và các đồng nghiệp phát hình ảnh chiếc bánh có tạo hình giống một chiếc xe tăng lên. 

Những tưởng đó chỉ là một trục trặc kỹ thuật, nhưng từ hôm đó tới nay tài khoản của Lý Giai Kỳ dường như biến mắt trên mọi nền tảng.

 

hình ảnh bánh mỳ xe tăng

Hình ảnh chiếc bánh hình xe tăng trong buổi livestream của Lý Giai Kỳ

Tuy chiếc bánh được “sáng tạo” chủ yếu từ kem, bánh Oreo và các thanh sô cô la Ferrero, hình dạng chiếc xe tăng và nụ cười của Lý Giai Kỳ đã ngay lập tức bị báo đỏ và xoá bởi hệ thống kiểm duyệt phức tạp của Trung Quốc.

Theo Eric Liu, một cựu kiểm duyệt phương tiện truyền thông trên Weibo, kết quả này dành cho Lý Giai Kỳ là hết sức bình thường vì liên quan tới cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989. Anh này cho biết mọi hình ảnh tương tự, ngay cả đơn giản như biểu tượng ngọn nến đang cháy, được đăng từ tối 3/6 tới 5/6 đều sẽ bị xoá và tài khoản đó sẽ bị khoá.

 

eric-liu

Eric Liu, cựu kiểm duyệt phương tiện truyền thông trên Weibo

Đặc biệt, Eric Liu còn nói thêm rằng Chính phủ Trung Quốc hết sức nghiêm khắc với mọi hình ảnh nhạy cảm trong thời gian này cho dù là vô tình như tình huống của Lý Giai Kỳ. Các nhà kiểm duyệt sẽ được yêu cầu làm tăng ca và không được nghỉ phép hoặc thậm chí nghỉ ốm suốt một tháng trước ngày 4/6. 

Vậy sự kiện Thiên An Môn là gì? Vì sao Lý Giai Kỳ lại “trúng phải”?

Cuộc biểu tình Thiên An Môn diễn ra ngày 4/6/1989 do sinh viên khởi xướng bắt đầu từ ngày 15/4, yêu cầu Chính phủ Trung Quốc giải quyết tham nhũng, tiến hành cải cách. Đáp lại, Bộ Chính Trị đã sử dụng biện pháp mạnh. Quyết định đàn áp cuộc biểu tình được đưa ra vào 16h30 chiều ngày 3/6. Và vào 22h đêm đó, quân đội bắt đầu nã súng vào người biểu tình, bao vây các sinh viên và đuổi theo họ bằng xe tăng. 

Trong vụ thảm sát đẫm máu đó, hình ảnh một người đàn ông đứng chắn đoàn xe tăng vào sáng ngày 5/6/1989 đã được báo Quốc Tế ghi lại. Người này được gọi là “Tank man” và bức ảnh đó trở nên nổi tiếng như một lời nhắc nhở về chuỗi sự kiện Thiên An Môn.

 

tank man

Hình ảnh “Tank man” gợi nhắc sự kiện Thiên An Môn

Nhìn lại sự cố trên, hình ảnh chiếc xe tăng với phía trước là nụ cười của Lý Giai Kỳ quả thực rất dễ bị liên tưởng tới vụ việc của “Tank man”. Dù không cố ý, rất nhiều người đều đồng tình rằng Lý Giai Kỳ đã bị “trúng đạn” khi đăng một hình ảnh quá mức nhạy cảm trong ngày 3/6.

Liệu “Ông hoàng son môi” có bị thay thế? 

Một khả năng có thể xảy ra với “Ông hoàng son môi” là mọi tài khoản sẽ bị khoá lâu dài. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận, mối quan hệ với các nhãn hang và sự uy tín đối với các fans.

Theo chuyên gia, giới trẻ Trung Quốc rất dễ tìm một thần tượng khác khi Lý Giai Kỳ vắng bóng trên mạng xã hội vì họ cho rằng anh ta đã làm điều gì đó không đúng. Nhất là khi sự kiện Thiên An Môn đang dần bị xoá mờ, rất nhiều thế hệ trẻ thậm chí không biết tới nó, sau những động thái nghiêm khắc từ Chính Phủ.

 

ông hoàng son môi đánh bại jack ma

“Ông hoàng son môi” từng đánh bại Jack Ma trong một cuộc thi bán son

Bài học cho các nhà marketing trong thời đại 4.0

“Xui” cho Lý Giai Kỳ khi livestream chiếc bánh kem xe tăng trong đúng tối ngày 3/6. Tất cả, từ hình ảnh cho tới thời gian, đều vô cùng trùng khớp với sự kiện chính trị nhạy cảm của Trung Quốc. Tuy nhiên, “quả bom từ trên trời rơi xuống” này thực tế có thể tránh khỏi nếu ê-kíp của Lý Giai Kỳ khôn khéo và cẩn thận hơn. 

Thứ nhất, đội ngũ của Lý Giai Kỳ cần phải kịp thời nắm bắt mọi chính sách của Chính phủ và nền tảng xã hội mình sẽ livestream (ví dụ như Taobao). Tương tự, đọc kỹ các quy tắc kiểm duyệt là việc không thể thiếu trước khi chạy quảng cáo hoặc đăng bài trên mạng xã hội.

Thứ hai, cần vạch ra mọi thứ “được phép” và “không được phép” trong thời điểm nhạy cảm chính trị. Nếu như ekip của Lý Giai Kỳ nắm được điều này, hẳn sẽ biết “xe tăng” là một hình ảnh bị cấm trong tháng 6 này. Vì thế, sai lầm này có thể sẽ không xảy ra.

Thứ ba, trong mọi tình huống, đội ngũ marketing cần cố gắng tránh những thông tin, lời nói, hình ảnh liên quan tới chính trị, ví dụ ngầm phê phán một quyết sách nào đó. Việc này xảy ra không chỉ ở Trung Quốc mà cả Việt Nam.

Câu chuyện của “Ông hoàng son môi” là một lời cảnh tỉnh cho các nhà marketing khi “cái duyên” bán hàng bị đánh bị bởi sự thiếu nhạy cảm Chính trị.

 

0like
0 Bình luận
367 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>