Sức khoẻ

24/06/2022

Bệnh sốt xuất huyết: Nên và không nên ăn gì?

Hàng năm đều có rất nhiều ca sốt xuất huyết ở cả người lớn và trẻ em. Vậy nên cần ghi nhớ những thực phẩm nên và không nên ăn cho người bệnh sốt xuất huyết để đảm bảo cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Theo WHO, người bệnh sốt xuất huyết hầu hết đều phải chịu tình trạng cơ thể sốt cao, mỏi mệt, nôn ói và đau đầu. Việc này có thể xảy ra từ 4-7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt, gây khó chịu cho người bệnh. Tình trạng mỏi mệt, sốt kéo dài khiến cơ thể bị mất dinh dưỡng một cách trầm trọng. Vì vậy, chế độ ăn uống thích hợp là rất cần thiết để tăng sức đề kháng.

1. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

 

bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì 

Thực phẩm bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn

 

- Uống nước dừa tươi: Bù nước là một phần hết sức quan trọng trong việc trị liệu bệnh sốt xuất huyết. Do đó, nước dừa tươi là giải pháp tốt nhất, cũng rất dễ dàng để mua với các gia đình người Việt hiện nay. Nhiều báo cáo khoa học cho thấy nước dừa tươi có chứa chất chống oxy hoá giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và chống lại virus.

- Nước ép lá đu đủ: Lá đu đủ rất giàu enzymes như papain và chymopapain làm tăng tiểu cầu, ngăn ngừa đầy hơi, cải thiện tiêu hóa, giảm chóng mặt và phát ban. Đồng thời, nước ép lá đu đủ có chứa vitamin A, K, E và B cũng như các chất khoáng giúp tăng số lượng tiểu cầu và nâng cao hệ miễn dịch. Nhiều bác sĩ cũng khuyến khích việc sử dụng nước ép lá đu đủ kết hợp với trị liệu bằng thuốc cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

- Các loại rau có lá xanh: Các bệnh nhân sốt xuất huyết rất cần bổ sung rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Ví dụ rau cải, bắp cải rất giàu can-xi giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus Dengue ở người bệnh. 

- Cháo loãng: Nên được dùng trong bữa sáng của người bệnh sốt xuất huyết vì cháo là một thực phẩm dễ tiêu, đảm bảo bù nước và cung cấp khoáng chất cho người bệnh. 

- Súp: Súp được nghiên cứu là một trong các thức ăn rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Nó làm tăng cảm giác thèm ăn và giảm đau khớp.

- Các thực phẩm từ sữa: ví dụ như sữa tươi, bơ, sữa chua để giúp cơ thể chống lại virus.

- Nước trái cây: Nước ép từ cam, ổi, dứa, dâu tây, bơ và kiwi rất tốt cho sức khoẻ của người bệnh vì chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, can-xi và chất chống oxy hoá. Đặc biệt, theo gợi ý từ bác sĩ, uống nước ép ổi mỗi ngày (hoặc có thể thay bằng ăn trái ổi) giúp giảm các triệu chứng của sốt xuất huyết

2. Người bệnh sốt xuất huyết cần tránh ăn gì? 

 

bệnh nhân sốt xuất huyết không nên ăn

Thực phẩm bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh

 

- Các loại đồ uống có cồn: Rượu bia tuyệt đối cần tránh khi bị ốm vì gây mất nước. Đặc biệt, khi điều trị thuốc cho người bệnh sốt xuất huyết, các loại đồ uống có cồn cũng không được phép sử dụng vì có thể làm hỏng gan và dạ dày.

- Tráng miệng có chứa nhiều đường: cũng cần phải loại bỏ trong thực đơn của bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Ví dụ như bánh ngọt, bánh kem nhiều đường và chất béo. Vì chúng sẽ ngăn cản hệ miễn dịch của cơ thể, gây viêm, thậm chí khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê. Thay vào đó, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể thưởng thức các sản phẩm tự nhiên như sinh tố rau củ, smoothies rau củ, sữa chua.

- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Người bệnh bị sốt xuất huyết nên tránh các món ăn nhiều dầu như gà rán,.. vì chúng có thể gây ra bệnh đau dạ dày, làm các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Một số rau củ cần hạn chế ăn: Trong thực đơn của người bị bệnh sốt xuất huyết nên tránh ớt chuông và củ cải vì có thể gây đầy hơi và sưng tấy. 

Ngoài ra, với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một số loại thức ăn, cũng cần tuyệt đối tránh dù chúng có nằm trong danh mục các sản phẩm thích hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết hay không.

 

>> Xem thêm: Cảnh báo sốc nặng ở trẻ bị sốt xuất huyết dẫn đến tử vong: Các yếu tố gây sốc

 

0like
0 Bình luận
468 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười