Bộ Cân Bằng Âm Dương Diện Chẩn

Bộ cân bằng âm dương diện chẩn Bùi Quốc Châu sử dụng từ lâu để điều hoà thân nhiệt cho những người trải qua các biến động nhiệt độ cơ thể không đều, từ cảm giác nóng bức đến cảm thấy lạnh lẽo trong một ngày. Bằng cách day ấn vào các hộ huyệt trên mặt, bộ này giúp cân bằng dòng năng lượng âm và dương, từ đó ổn định cảm giác nhiệt độ và tạo điều kiện cho sự thoải mái và sự cân bằng trong cảm xúc.

1. Phác đồ Bộ Cân Bằng Âm Dương

34, 290, 156, 139, 19, 50

bộ cân bằng âm dương diện chẩn

2. Tác dụng của Bộ Ổn Cân Bằng Âm Dương

Bộ cân bằng âm dương dùng để điều hoà thân nhiệt cho những người lúc nóng, lúc lạnh bất thường, thay đổi rất nhanh trong ngày.

3. Ý nghĩa từng huyệt trong Bộ Cân Bằng Âm Dương

Huyệt số 34: liên hệ tim

- Tác dụng:

  • Ổn định thần kinh
  • Trấn thống
  • Điều hòa nhịp tim
  • Tăng thị lực
  • Chống co cơ
  • Liên hệ tim
  • Tương ứng thần kinh thị giác (thần kinh số II)

- Chủ trị:

  • Vọp bẻ (chuột rút)
  • Mất ngủ (phối hợp với huyệt 124)
  • Nhức đầu
  • Suy nhược thần kinh
  • Đau bàn chân, ngón chân
  • Nhức mỏi bả vai
  • Tim đập nhanh
  • Đau dạ dày
  • Mờ mắt
  • Nhức răng
  • Nôn, nấc
  • Vọp bẻ (chân)

Huyệt số 290: Liên hệ với kinh Tam Tiêu

- Tác dụng:

  • Trấn thống vùng thắt lưng, hai bên cổ
  • Điều hòa tân dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước bọt)
  • Giãn cơ (điều chỉnh sự co cơ)

- Chủ trị:

  • Suy nhược cơ thể
  • Đau cơ ức đòn chũm, vẹo cổ
  • Khó tiêu
  • Phù chân
  • Đau thắt lưng

Huyệt số 156: Liên hệ buồng trứng

- Tác dụng:

  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • Trấn thống vùng cẳng chân, đầu gối, chân mày, cổ gáy vai
  • Điều hòa sự co giãn cơ
  • Làm mạnh gân chân
  • Điều hòa khí huyết, điều hòa huyết áp
  • Trấn thống vùng noãn sào, dịch hoàn
  • Liên hệ buồng trứng
  • Tương ứng thần kinh gai (thần kinh số XI)

- Chủ trị:

  • Nghẹt mũi
  • Đổ mồ hôi chân tay
  • Huyết áp cao
  • Đau cẳng chân, đau đầu gối
  • Đau cung mày, chân mày
  • Liệt mặt
  • Vẹo cổ
  • Đau cơ ức đòn chũm
  • Đau bụng dưới
  • Đau bụng kinh
  • Đau buồng trứng
  • Thoát vị bẹn

Huyệt số 139:

- Tác dụng:

  • Trấn thống vùng cổ, gáy, tai, mắt
  • Thăng khí
  • Tăng huyết áp

- Chủ trị:

  • Bệnh về tai như ù tai, điếc tai
  • Đau cứng, mỏi cổ, gáy
  • Nhức đầu
  • Mờ mắt

Huyệt số 19: liên hệ tim, phổi, bao tử, ruột già

- Tác dụng:

  • Điều hoà tim mạch và huyết áp (thường làm tăng huyết áp)
  • Chống co giật, làm tỉnh táo
  • Thăng khí, vượng mạch. Cải thiện hô hấp
  • Làm ấm người
  • Làm hưng phấn tình dục
  • Làm cường dương
  • Tăng tiết dịch đường ruột và hô hấp (mũi)
  • Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ toàn thân
  • Gây nôn (làm ói) và chống nôn
  • Tương ứng TK giao cảm
  • Tương tự thuốc Adrenalin

- Chủ trị:

  • Chết đuối
  • Măc cổ (xương, hột trái cây, vật lạ)
  • Tiểu đêm
  • Đái dầm
  • Nặng ngực khó thở
  • Suyễn
  • Bệnh tim mạch
  • Sốc thuốc
  • Ngất xỉu
  • Suy nhược thần kinh
  • Co giật kinh phong
  • Cơn đau thượng vị
  • Nôn nấc
  • Không ói được
  • Suy nhược sinh dục
  • Cơn đau thận cấp
  • Nghẹt mũi, bí trung tiện (sau khi giải phẫu)
  • Cơn ghiền ma túy
  • Nghiện thuốc lá
  • Đau quanh khớp vai
  • Lừ đừ không tỉnh táo
  • Buồn ngủ
  • Đẻ khó (do cơ tử cung co bóp yếu hoặc cổ tử cung mở chưa trọn)
  • Trĩ, lòi dom, táo bón, viêm đại trường

Huyệt số 50: liên hệ gan và can kinh

- Tác dụng:

  • Điều chỉnh gân, cơ
  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • An thần
  • Trấn thống
  • Tiêu viêm
  • Làm tăng huyết áp
  • Thăng khí
  • Chống dị ứng
  • Điều hoà khí huyết
  • Giải độc
  • Liễm hạn (cầm mồ hôi)
  • Trợ tiêu hóa
  • Cầm máu
  • Trấn thống vùng gan, mật

- Chủ trị:

  • Bong gân (tay, chân, cổ gáy)
  • Dị ứng, ngứa khắp người, nổi mề đay
  • Mất ngủ
  • Đau mỏi cổ gáy, vẹo cổ
  • Kinh phong
  • Đau hông sườn
  • Bệnh gan, mật, xơ gan cổ trướng
  • Nhức đỉnh đầu, nhức đầu dữ dội
  • Huyết áp thấp
  • Phong thấp, tay chân đổ mồ hôi
  • Tĩnh mạch trướng
  • Khó tiêu, ợ chua, no hơi
  • Bón, tiêu chảy, trĩ
  • Mũi nghẹt do lạnh
  • Đau thần kinh tam thoa
  • Rong kinh, băng huyết
  • Liệt mặt, bệnh về mắt, mắt mờ
  • Ho (do gan)
  • Bướu cổ, viêm mũi dị ứng
  • Thị lực kém
  • Nghiện thuốc lá
  • Đau đầu do va chạm chấn thương (nhẹ)
  • Sỏi mật, sỏi gan, viêm gan siêu vi
  • Cholesterol trong máu cao

Trên đây là một tóm tắt về các phương pháp, tác dụng và ý nghĩa của từng huyệt trong Bộ cân bằng âm dương của Diện chẩn liệu pháp. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được cách áp dụng Bộ cân bằng âm dương để phòng và điều trị các loại bệnh một cách hiệu quả và chính xác nhất cho bệnh nhân.

 

>> Xem thêm: Bộ ổn định thần kinh Diện chẩn

 

0like
0 Bình luận
403 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười