Bộ Tiêu Mỡ Diện Chẩn

Bộ Tiêu Mỡ Diện Chẩn Bùi Quốc Châu không chỉ hỗ trợ giảm mỡ tại các bộ phận ngoại vi trên cơ thể, tạo nên một hình thể cân đối và săn chắc hơn, mà còn có khả năng giảm mỡ tại các vùng nội tạng quan trọng như gan và mỡ trong máu. Điều này giúp cải thiện sức khỏe toàn diện, giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tăng mỡ ở các vùng này như bệnh tim mạch, tiểu đường và rối loạn chức năng gan. Bộ Tiêu Mỡ Diện Chẩn không chỉ là giải pháp cho vẻ ngoài mà còn là đòn bẩy cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

1. Phác đồ Bộ Tiêu Mỡ

233, 41, 50, 37, 38, 85, 113, 7, 39

bộ tiêu mỡ diện chẩn

2. Tác dụng của Bộ Tiêu Mỡ

Bộ tiêu mỡ Diện Chẩn Bùi Quốc Châu là một phương pháp chuyên biệt được thiết kế để giảm mỡ bụng và giảm mỡ toàn thân một cách hiệu quả. Việc áp dụng áp ấn hoặc dán trong suốt ngày, thường xuyên hằng ngày đến 3 lần, sẽ giúp tăng cường hiệu quả của quá trình giảm mỡ. Đặc biệt, việc kết hợp với việc sử dụng dụng cụ Diện Chẩn sẽ mang lại kết quả cao hơn, giúp đẩy nhanh quá trình giảm mỡ và tạo ra hình thể săn chắc, cân đối hơn trong thời gian ngắn. 

3. Ý nghĩa từng huyệt trong Bộ Tiêu Mỡ

Huyệt số 233: Liên hệ gan

- Tác dụng:

  • Điều hòa chức năng gan
  • Tăng cường sự tiêu hóa mỡ trong máu

- Chủ trị:

  • Các bệnh gan, ruột, mật
  • Bệnh Cholesterol trong máu cao
  • Bệnh xơ gan cổ trướng

Huyệt số 41: Liên hệ mật và đởm kinh

- Tác dụng:

  • Trấn thống
  • Điều hòa sự tiết mật
  • Làm sáng mắt
  • Điều hòa lượng Cholesterol trong máu, hạ áp
  • Giảm đau vùng cổ, gáy, vai, nửa bên đầu, hông sườn
  • Giảm đau vùng gan, mật, dạ dày

- Chủ trị:

  • Huyết áp cao
  • Ngứa, dị ứng
  • Các bệnh về gan, mật (như sỏi mật, ăn không tiêu)
  • Đau hông sườn
  • Bệnh hoàng đản (vàng da)
  • Đau dạ dày
  • Miệng đắng
  • Thấp khớp
  • Táo bón
  • Đau chân đọc đởm kinh
  • Cholesterol trong máu cao
  • Nhức hai bên đầu, nhức nửa đầu (Migraine)
  • Mất ngủ
  • Nhức cổ, gáy, vai
  • Mờ mắt, nóng mắt

Huyệt số 50: Liên hệ gan và can kinh

- Tác dụng:

  • Điều chỉnh gân, cơ
  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • An thần
  • Trấn thống
  • Tiêu viêm
  • Làm tăng huyết áp
  • Thăng khí
  • Chống dị ứng
  • Điều hòa khí huyết
  • Giải độc
  • Liễm hãm (cầm mồ hôi)
  • Trợ tiêu hóa
  • Cầm máu
  • Trấn thống vùng gan, mật

- Chủ trị:

  • Bong gân (tay, chân, cổ gáy)
  • Dị ứng, ngứa khắp người, nổi mề đay
  • Mất ngủ
  • Đau mỏi cổ gáy, vẹo cổ
  • Kinh phong
  • Đau hông sườn
  • Bệnh gan, mật, xơ gan cổ trướng
  • Nhức đỉnh đầu, nhức đầu dữ dội
  • Huyết áp thấp
  • Phong thấp, đổ mồ hôi tay chân
  • Tĩnh mạch trướng
  • Khó tiêu, ợ chua, no hơi
  • Bón, tiêu chảy, trĩ
  • Mũi nghẹt do lạnh
  • Đau thần kinh tam thoa
  • Rong kinh, băng huyết
  • Liệt mặt, bệnh về mắt, mắt mờ
  • Ho (do Can)
  • Bướu cổ, viêm mũi dị ứng
  • Thị lực kém
  • Nghiện thuốc lá
  • Đau đầu do va chạm chấn thương (nhẹ)
  • Sỏi mật, sỏi gan – viêm gan siêu vi
  • Cholesterol trong máu cao

Huyệt số 37: Liên hệ lá lách và tỳ kinh

- Tác dụng:

  • Cầm máu
  • Thông hành khí huyết
  • Trợ tiêu hóa
  • Giảm đau vùng lách
  • Tiêu đàm nhớt
  • Điều hòa sự bài tiết nước tiểu

- Chủ trị:

  • Suy nhược cơ thể
  • Tiểu ít, tiểu nhiều, bí tiểu
  • Tiểu nóng gắt
  • Đau vùng lạch
  • Xuất huyết (rong kinh, chảy máu dạ dày)
  • Tê toàn thân
  • Tay chân nặng nề, bại, phù
  • Nặng đầu
  • Đau dây thần kinh tam thoa
  • Nhiều đàm nhớt
  • Suyễn do tỳ
  • Liệt dây 7 ngoại biên (liệt mặt)
  • Sưng bầm (do té ngã, va chạm, chấn thương)

Huyệt số 38: Liên hệ ruột già, thận (tương tự thuốc kháng sinh)

- Tác dụng:

  • Tăng tiết dịch ở bộ phận sinh dục nữ, ruột và các khớp
  • Tiêu viêm (giảm sưng)
  • Tiêu độc (giảm mủ)
  • Nhuận trường
  • Thanh nhiệt
  • Trấn thống vùng đùi và bờ sườn, ngón tay giữa, vùng thận
  • Làm thông khí đại trường, làm trung tiện

- Chủ trị:

  • Đau ngón tay giữa
  • Đau vùng đùi
  • Đau bờ sườn
  • Các bệnh viêm nhiễm, u nhọt, có mủ, vết thương nhiễm trùng
  • Các bệnh ngoài da
  • Táo bón
  • Bí trung tiện (sau khi giải phẫu)
  • Đau lưng vùng thận
  • Nóng sốt
  • Thiếu chất dịch ở các khớp (khô khớp)
  • Thiếu chất dịch ở ruột già (táo bón)
  • Thiếu chất dịch ở âm đạo (khô âm đạo)

Huyệt số 85: Liên hệ Niệu quản

- Tác dụng:

  • Trấn thống, tiêu viêm vùng bàng quang
  • Trấn thống ngón tay út
  • Lợi tiểu – hạ áp
  • Tương tự thuốc lợi tiểu

- Chủ trị:

  • Huyết áp cao
  • Đau ngón tay út
  • Bệnh bàng quang: tiểu ít, tiểu đục, sỏi niệu quản
  • Ù tai
  • Nhức bắp chân
  • Phỏng (nước sôi), bị rộp nước

Huyệt số 113: Liên hệ tuyến tuỵ, thần kinh Phế Vị (thần kinh số X)

- Tác dụng:

  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • Trấn thống vùng buồng trứng, dịch hoàn, đùi, tụy tạng
  • Trợ tiêu hóa

- Chủ trị:

  • Đau buồng trứng
  • Đau dịch hoàn
  • Đau đùi
  • Kém tiêu hóa
  • Đái đường
  • Cơn đau do viêm tụy
  • Đau thần kinh tọa
  • Suyễn
  • Đau dạ dày
  • Bướu cổ

Huyệt số 7: Liên hệ tuyến sinh dục và tuyến Tụy

- Tác dụng:

  • Điều hòa kích thích tố nam, nữ ( Progesteron, Oestrogen)
  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • Hành khí ( làm cho khí vận hành, lưu thông ), hành huyết ( làm cho huyết lưu thông mạnh trong cơ thể )
  • Làm ấm người
  • Tiêu viêm, tiêu độc
  • Trấn thống vùng bụng, buồng trứng, dịch hoàn, đùi
  • Làm hưng phấn tình dục
  • Điều hòa sự tiết dịch ở bộ phần sinh dục nữ và ở mũi

- Chủ trị:

  • Suy nhược sinh dục. Chậm có con
  • Lỗ tai ra nước trong
  • Đau bụng sôi ruột
  • Rong kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Huyết trắng
  • U nang buồng trứng
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Đau đùi vế
  • Đau tức dịch hoàn
  • Số mũi, viêm mũi, dị ứng
  • Đái đường
  • Vẹo lưỡi, đớ lưỡi, câm
  • Bướu cổ

Huyệt số 39: Liên hệ bao tử và vị kinh

- Tác dụng:

  • Trấn thống vùng dạ dày và ngón tay trỏ
  • Tiêu viêm, tiêu thực
  • Kích thích ăn uống
  • Hạ sốt – hạ huyết áp

- Chủ trị:

  • Đau ngón tay trỏ, co duỗi khó khăn
  • Đau thần kinh Tam thoa (thần kinh số 5)
  • Đau chân, đau vị kinh
  • Huyết áp cao
  • Bệnh về mũi, nghẹt mũi, sổ mũi
  • Mụn mặt, liệt mặt, môi sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa
  • Nhức răng, sưng nướu
  • Bướu cổ
  • Biếng ăn 

Trên đây là một tóm tắt về các phương pháp, tác dụng và ý nghĩa của từng huyệt trong Bộ Tiêu Mỡ Diện Chẩn liệu pháp. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm vững cách áp dụng Bộ Tiêu Mỡ để phòng và điều trị các loại bệnh cho bệnh nhân một cách hiệu quả và chính xác nhất. Việc hiểu rõ về các huyệt và cách chúng tương tác với cơ thể có thể giúp bạn trở thành một diện chẩn viên thành công, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Hãy tận dụng kiến thức này để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mọi người.

 

>> Xem thêm: Bộ tiêu đờm, long đờm

 

0like
0 Bình luận
229 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>