Bộ Nội Tiết Tố Diện Chẩn

Hệ thống nội tiết tố là một hệ thống phức tạp gồm các tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tạng và tuyến tụy, chịu trách nhiệm sản xuất và phát hành các hormone quyết định quan trọng cho sự điều chỉnh của nhiều chức năng cơ thể. Một trong những chức năng quan trọng của hệ thống này là kiểm soát quá trình chuyển đổi calo thành năng lượng, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ quan trong cơ thể.

1. Phác đồ Bộ Nội Tiết Tố

26, 8, 20, 189, 63, 7, 113, 17, 156

bộ nội tiết tố diện chẩn

2. Tác dụng của Bộ Nội Tiết Tố

Sử dụng Bộ Nội tiết tổ trong điều trị nhiều tình trạng khác nhau như tiểu đường, rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh, bốc hỏa, béo phì và các vấn đề khác, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực mà còn có khả năng cải thiện đáng kể sự lạnh lùng ở phụ nữ và vấn đề yếu sinh lý ở nam giới. Các phác đồ điều trị bằng hệ thống hormone này, như phác đồ Diên Chẩn, đã được chứng minh là rất hiệu quả và đem lại kết quả tích cực trong việc điều chỉnh cân bằng nội tiết tố của cơ thể.

3. Ý nghĩa từng huyệt trong Bộ Nội Tiết Tố

Huyệt số 26: liên hệ tim

- Tác dụng:

  • Làm giãn cơ (cơ trơn, cơ vân)
  • An thần – Trấn thống
  • Điều hòa tim mạch – Hạ nhiệt
  • Hạ huyết áp mạnh
  • Chống co thắt, co giật
  • Làm nở mạch máu – Lợi tiểu
  • Hành khí – Hạ đàm
  • Tăng tiết dịch
  • Giải độc, giải rượu
  • Ức chế tình dục
  • Tương ứng tuyến Yên
  • Tương ứng thần kinh phó giao cảm
  • Tương tự thuốc hạ nhiệt, giảm đau Aspirin, Paracetamon
  • Điều hòa nhịp tim – Làm long đàm
  • Trấn thống vùng khuỷu tay và hạ sườn

- Chủ trị:

  • Say rượu
  • Ngộ độc rượu
  • Đau cột sống thắt lưng
  • Mất ngủ
  • Tâm thần
  • Co giật
  • Cảm sốt
  • Chóng mặt
  • Huyết áp cao
  • Sốt rét
  • Hen, suyễn
  • Nấc, nôn
  • Tiểu khó, bí tiểu
  • Tim đập mạnh, nhanh
  • Ngứa
  • Nghẹt mũi, nhức đầu
  • Phỏng lở, nóng rát
  • Đau nặng quanh hốc mắt
  • Tay co duỗi khó khăn
  • Say rượu, rắn, rít, bò cạp chích, ong đánh
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Nặng ngực khó thở, thiếu oxy
  • Suyễn
  • Rối loạn nhịp tim
  • Đau nhức khuỷu tay
  • Đau thần kinh liên sườn
  • Đau vùng khoeo chân
  • Huyết áp cao
  • Đau tức lói vùng hông

Huyệt số 8: Liên hệ tim, lưỡi và cổ gáy

- Tác dụng:

  • Thông khí
  • Hạ áp, hạ nhiệt
  • Điều hòa sự xuất tiết mồ hôi
  • An thần
  • Trấn thống, tiêu viêm vùng răng, hàm, vùng lưỡi, họng, cổ gáy, hông, cột sống
  • Điều hòa tim mạch

- Chủ trị:

  • Bướu cổ
  • Viêm mũi dị ứng
  • Di tinh (do Tâm hỏa vượng)
  • Mất ngủ
  • Ác mộng
  • Đau nhức cổ gáy, vẹo cổ
  • Đau cột sống ngực
  • Huyết áp cao
  • Các bệnh về mắt, mờ mắt
  • Viêm lưỡi
  • Đau cứng lưỡi, khó nói
  • Nhức răng, nhức hàm, đau khớp hàm
  • Viêm họng, ngứa cổ, ho
  • Rối loạn nhịp tim
  • Các bệnh về tim mạch

Huyệt số 20:

- Tác dụng:

  • An thần
  • Trấn thống, tiêu viêm vùng họng, lưỡi, mắt

- Chủ trị:

  • Mất ngủ
  • Viêm lưỡi
  • Viêm họng, viêm amidan
  • Ngứa cổ, ho
  • Bướu cổ
  • Rối loạn nhịp tim

Huyệt số 189:

- Tác dụng:

  • Trấn thống vùng cột sống lưng và giữa ngực
  • Điều hòa khí
  • Chống co giật

- Chủ trị:

  • Nhức răng
  • Kinh phong
  • Đau cột sống lưng
  • Nặng ngực, mệt tim
  • Khó thở, suyễn
  • Đau đỉnh đầu

Huyệt số 63: Liên hệ lá lách, bao tử, tử cung

- Tác dụng:

  • Điều hoà kích thích tố nam, nữ (progesteron, estrogen)
  • Điều hoà sự tiết dịch ở bộ phận sinh dục nữ, ở miệng
  • Tăng cường khả năng sinh lý (nam và nữ)
  • Làm cường dương, kích thích tuyến vú
  • Làm cường tính miễn nhiễm
  • Trấn thống vùng cột sống, tử cung, dạ dày
  • Điều chỉnh sự co cơ (dương vật, tử cung, tay chân)
  • Làm ấm Tỳ, Vị, thông khí

- Chủ trị:

  • Lãnh cảm, suy nh ược sinh dục, dương nuy, liệt dương
  • Chóng mặt xây xẩm
  • Kinh phong
  • Cơn đau dạ dày
  • Khô nước miếng
  • Khô âm đạo
  • Đắng miệng
  • Huyết áp thấp
  • Đau thần kinh tam thoa
  • Đau bụng kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Các bệnh về tử cung
  • Đái đường (diabetes)
  • Ngực, vú nhỏ, tắc tia sữa

Huyệt số 7: Liên hệ tuyến tuỵ và tuyến sinh dục

- Tác dụng:

  • Điều hoà kích thích tố nam, nữ (progesteron, estrogen)
  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • Hành khí (làm cho khí vận hành, lưu thông), hành huyết (làm cho huyết lưu thông mạnh trong cơ thể)
  • Làm ấm người
  • Tiêu viêm, tiêu độc
  • Trấn thống vùng bụng, buồng trứng, dịch hoàn, dùi
  • Làm hưng phấn tình dục
  • Điều hoà sự tiết dịch ở bộ phận sinh dục nữ và ở mũi
  • Tương ứng thần kinh hạ hiệt (TK số XII)

- Chủ trị:

  • Suy nhược sinh dục. Chậm có con
  • Lỗ tai ra nước trong
  • Đau bụng sôi ruột
  • Rong kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Huyết trắng
  • U nang buồng tr ứng
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Đau đùi vế
  • Đau tức dịch hoàn
  • Sổ mũi, viêm mũi dị ứng
  • Đái đường
  • Vẹo lưỡi, đơ lưỡi, câm
  • Bướu cổ

Huyệt số 113: liên hệ tuyến Tụy (lá mía), thần kinh phế vị (tk số X)

- Tác dụng:

  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • Trấn thống vùng buồng trứng, dịch hoàn, đùi, tụy tạng
  • Trợ tiêu hóa

- Chủ trị:

  • Đau buồng trứng
  • Đau dịch hoàn
  • Đau đùi
  • Kém tiêu hóa
  • Đái đường
  • Cơn đau do viêm Tụy
  • Đau thần kinh tọa
  • Suyễn
  • Đau dạ dày
  • Bướu cổ

Huyệt số 17: liên hệ tuyến thượng thận và tạng thận

- Tác dụng:

  • Chống dị ứng
  • Tiêu viêm
  • Làm ấm, bổ thận thủy
  • Tiêu đàm
  • Điều hòa huyết áp
  • Trấn thống vùng đùi, vế, thắt lưng, thận, ruột già
  • Cầm máu
  • Điều hòa sự co cơ
  • Tương tự thuốc Corticoid

- Chủ trị:

  • Dị ứng
  • Viêm nhiễm
  • Thấp khớp
  • Suyễn
  • Đau vùng đùi, vế, thắt lưng
  • Suy nhược cơ thể
  • Huyết áp thấp
  • Thận hư nhiễm mỡ
  • Tiêu chảy, kiết lỵ
  • Phỏng rát (chưa lở loét)

Huyệt số 156: liên hệ buồng trứng

- Tác dụng:

  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • Trấn thống vùng cẳng chân, đầu gối, chân mày, cổ gáy vai
  • Điều hòa sự co giãn cơ
  • Làm mạnh gân chân
  • Điều hòa khí huyết, điều hòa huyết áp
  • Trấn thống vùng noãn sào, dịch hoàn
  • Liên hệ buồng trứng
  • Tương ứng thần kinh gai (thần kinh số XI)

- Chủ trị:

  • Nghẹt mũi
  • Đổ mồ hôi chân tay
  • Huyết áp cao
  • Đau cẳng chân, đau đầu gối
  • Đau cung mày, chân mày
  • Liệt mặt
  • Vẹo cổ
  • Đau cơ ức đòn chũm
  • Đau bụng dưới
  • Đau bụng kinh
  • Đau buồng trứng
  • Thoát vị bẹn

Trên đây là một tổng quan về các phương pháp, tác dụng và ý nghĩa của từng huyệt trong Bộ Nội Tiết Tố Diện chẩn liệu pháp. Hi vọng rằng qua việc đọc bài viết này, bạn sẽ nhận thức được cách áp dụng Bộ Nội Tiết Tố trong việc phòng và điều trị các loại bệnh một cách hiệu quả và chính xác nhất. Việc hiểu rõ về các huyệt và cách chúng tương tác với cơ thể có thể giúp bạn trở thành một người làm Diện Chẩn thành công, đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này.

 

>> Xem thêm: Bộ Lợi Tiểu Diện Chẩn

 

0like
0 Bình luận
110 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>