Tìm hiểu về bệnh AIDS - Thông Tin, Triệu Chứng Và Phòng Ngừa

Bệnh AIDS, hoặc Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, là một trong những bệnh lây nhiễm nghiêm trọng nhất trên thế giới hiện nay. Từ khi được phát hiện lần đầu vào những năm 1980, AIDS đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh AIDS, cách lây truyền, các triệu chứng và cách phòng tránh.

 

bệnh aids là bệnh gì

Tìm hiểu về bệnh AIDS - Thông Tin, Triệu Chứng Và Phòng Ngừa 

Tìm hiểu về bệnh AIDS

Bệnh AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) là một bệnh lý hệ miễn dịch liên quan đến sự suy giảm khả năng chống lại các bệnh tật và nhiễm trùng. AIDS được gây ra bởi virus HIV (Human Immunodeficiency Virus), khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể không còn đáp ứng hiệu quả trước các mầm bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh AIDS có thể dẫn đến tử vong

Theo nghiên cứu, một người lớn khỏe mạnh thường có số lượng CD4 từ 500 đến 1600 trên milimet khối. Với người nhiễn HIV bị suy giảm hệ miễn dịch, khi số lượng CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào CD4 trên một milimét khối máu (200 tế bào / mm3) thì sẽ được chẩn đoán mắc bệnh AIDS.

Nguyên nhân gây bệnh AIDS 

Dưới đây là các nguyên nhân gây ra bệnh AIDS:

- Truyền qua đường tình dục: Virus HIV có mặt ở tinh dịch, âm đạo, và các chất bài tiết từ niệu đạo của cả nam và nữ. Do đó, bệnh này có thể lây qua các hoạt động tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su.

- Truyền qua máu: Virus HIV có thể tồn tại trong máu của người bị nhiễm. Sự trao đổi máu từ người nhiễm bệnh sang người khác có thể lây nhiễm HIV. Điều này thường xảy ra khi sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ xăm mình hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác mà không được tiệt trùng kỹ.

 

HIV AIDS có thể lây qua dụng cụ xăm mình

HIV/ AIDS có thể lây qua dụng cụ xăm mình

 

- Truyền từ mẹ sang con: Nếu một phụ nữ mang thai, sinh con, hoặc cho con bú mà bị nhiễm HIV, rất có thể truyền virus cho đứa trẻ. 

- Truyền qua các sản phẩm máu: Trước khi các biện pháp kiểm tra và xử lý máu trở nên nâng cao, HIV đã từng lây qua việc truyền máu và các sản phẩm chế biến từ máu. Tuy nhiên, hiện nay rủi ro này đã giảm đi đáng kể. 

- Truyền qua ghép tạng: Trường hợp người cho tạng có HIV mà không biết, nguy cơ lây nhiễm cho người nhận tạng là có thể xảy ra. 

 

Các nguyên nhân làm cho bệnh AIDS trở nên nặng hơn như sau: 

  • Uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên.
  • Ngừng dùng thuốc bởi khi bạn cảm thấy khỏe hơn, trừ khi được bác sĩ cho phép, sử dụng quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy.
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc tiêm chích ma túy.
  • Ăn các loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có chứa các vi khuẩn có hại)
  • Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác. 

Triệu chứng của bệnh AIDS

Vi rút này tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể trở nên yếu và dễ bị các bệnh khác tấn công. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh AIDS:

- Sốt và mệt mỏi: Những người mắc bệnh AIDS thường có triệu chứng sốt kéo dài và cảm thấy mệt mỏi không giải thích được.

- Sưng hạch: Hạch bạch huyết thường sưng lên ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cổ, nách và bẹn.

 

người bị aids thường nổi hạch ở cổ

Người bị AIDS thương nổi hạch sưng lên ở nhiều vị trí như cổ, nách và bẹn

 

- Sút cân nhanh chóng: Những người mắc bệnh AIDS thường mất cân nhanh chóng mà không có lý do rõ ràng.

- Đau nhức và teo cơ: Các cơn đau, nhức mỏi và teo cơ có thể xuất hiện mà không có nguyên nhân rõ ràng.

- Phát ban da và loét miệng: Những người mắc bệnh AIDS thường có các vấn đề về da như phát ban hoặc loét, đặc biệt là trong miệng, âm đạo hoặc hậu môn.

- Tiêu chảy, nôn mệt, buồn nôn: Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mệt và buồn nôn cũng là triệu chứng thường gặp.

- Nhiễm trùng: Do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể trở nên dễ bị nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng não. 

- Các triệu chứng tâm thần: Bệnh nhân có thể gặp các vấn đề về tâm thần như mất trí nhớ, rối loạn tư duy và mất khả năng tập trung. 

Các biện pháp điều trị bệnh AIDS

- Điều trị kháng virut (Antiretroviral therapy - ART): ART là phương pháp điều trị chính được sử dụng để kiểm soát virus HIV. Thuốc kháng virut giúp ngăn chặn sự sao chép của virus, từ đó làm giảm lượng virus trong cơ thể, giúp cải thiện chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Bệnh nhân được kê đơn một liệu pháp kết hợp gồm ít nhất ba loại thuốc kháng virut thuộc hai nhóm khác nhau. ART cần được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất. 

- Điều trị và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng liên quan: Do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, người bệnh AIDS dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và ung thư. Bác sĩ sẽ theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh này để giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong. Các loại thuốc kháng nấm, kháng vi khuẩn và kháng vi rút có thể được kê đơn để phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh nhiễm trùng liên quan.

- Thuốc giảm đau và triệu chứng: Đối với những người mắc bệnh AIDS, việc giảm đau và các triệu chứng khác như mệt mỏi, mất khẩu ăn, hay tiêu chảy cũng là một phần quan trọng của quá trình điều trị. 

- Hỗ trợ tâm lý: Đối mặt với bệnh AIDS có thể gây ra nhiều áp lực tâm lý. Tham gia vào các nhóm hỗ trợ, tham khảo ý kiến của chuyên gia tâm lý, hoặc sử dụng các phương pháp quản lý stress như thiền định, yoga có thể giúp người bệnh cải thiện tâm trạng và chất lượng cuộc sống.

Những câu hỏi thường gặp với bệnh AIDS

1. Những ai có nguy cơ bị mắc AIDS?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu nằm trong đường lây truyền. Những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh AIDS như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, có nghĩa là giao hợp âm đạo hoặc hậu môn hoặc giao hợp bằng miệng mà không dùng bao cao su với một người bị nhiễm HIV; 
  • Sử dụng chung kim tiêm để tiêm thuốc hoặc steroid với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua kim tiêm bẩn được sử dụng để xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể;
  • Bị truyền máu từ một người nhiễm bệnh HIV/AIDS.
  • Một em bé cũng có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ nếu người phụ nữ nhiễm bệnh.

2. Phòng ngừa bệnh HIV như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh AIDS, có thể kể đến các biện pháp sau:

  • Sử dụng bao cao su và quan hệ tình dục an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình. 
  • Không sử dụng chất ma túy.
  • Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với khu vực có nhiều người nghiện để tránh nguy cơ bị lây nhiễm. 
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị.

Người bị bệnh AIDS sống được bao lâu?

Một khi HIV tiến triển thành giai đoạn cuối, tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến giai đoạn cuối thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp người bệnh mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm.

 

Bài viết trên đã cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này, tác động của nó đối với cơ thể con người và cách chúng ta có thể phòng ngừa và điều trị nó. Bệnh AIDS vẫn là một thách thức lớn cho sức khỏe toàn cầu, nhưng nhờ vào các nghiên cứu và tiến bộ y tế, chúng ta đã có những tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người sống với HIV/AIDS.

 

>> Xem thêm: Bệnh HIV là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết căn bệnh thế kỷ HIV

 

0like
0 Bình luận
1,653 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>