Bệnh trẻ em

20/06/2022

Liệu dính thắng lưỡi có gây tự kỷ, chậm nói ở trẻ?

Theo Bộ Y Tế, tật dính thắng lưỡi xảy ra ở 5-10% trẻ sơ sinh. Trong số đó, chỉ khoảng 50% là có thể bú mẹ (bú bình) một cách bình thường. Tuy nhiên, chúng ta đang hiểu sai rằng bệnh lý này gây ra chậm nói, tự kỷ hay tăng động.

 

bệnh thắng lưỡi ở trẻ

Liệu dính thắng lưỡi có gây tự kỷ, chậm nói ở trẻ?

1. Dính thắng lưỡi (phanh lưỡi) là gì?

Đây là một dị tật bẩm sinh nhẹ, có thể khỏi tự nhiên hoặc làm tiểu phẫu. Không có nguyên nhân rõ ràng và bất cứ một đứa trẻ sơ sinh nào cũng có thể mắc phải. Đơn giản chỉ là lớp màng mỏng niêm mạc ở dưới lưỡi (gọi là thắng lưỡi) ngắn, quá dày hoặc dính quá chặt, dẫn tới các cử động của lưỡi trở nên khó khăn. 

Tuy nhiên, số lượng trẻ em bị dính thắng lưỡi có xu hướng tăng dần qua các năm. Ví dụ năm 1997 chỉ có khoảng 3,934 trường hợp tại Mỹ. Con số này tăng lên tới 33,000 vào năm 2012 (gấp hơn 8 lần), theo báo cáo của Bệnh viện Johns Hopkins, Hoa Kỳ.

 

thống kê trẻ bị thắng lưỡi ở mỹ

Thống kê tại Mỹ về số lượng trẻ bị dính thắng lưỡi từ năm 1997-2012

 

Với thống kê trên, áp dụng vào Việt Nam, ba mẹ cần quan tâm hơn tới tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ để có phương pháp điều trị sớm.

2. Có 4 cấp độ của dính thắng lưỡi

Có 4 cấp độ của dính thắng lưỡi: mức độ 1,2,3 và 4. Tuỳ theo từng cấp độ mà bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị cụ thể cho từng bé. 

Ở mức độ 1 và 2, bé chỉ bị dính ở đầu lưỡi, ba mẹ chỉ cần quan sát thêm. Tuy nhiên, ở mức độ 3 và 4, độ thắng lưỡi dầy hơn, các bác sĩ có thể tiến hành gây tê tại chỗ.

 

Các cấp độ thắng lưỡi ở trẻ 

Các cấp độ dính thắng lưỡi ở trẻ

3. Những dấu hiệu của bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ cần được khám sớm

Đối với trẻ nhỏ, dính thắng lưỡi có thể gây ra tình trạng khó bú và khó nuốt. Điều đó dẫn tới việc bé hay quấy khóc khi bú mẹ và trượt ra khỏi ti mẹ. Cân nặng của bé cũng bị ảnh hưởng vì bé không bú được nhiều.

Đối với các bé lớn, dính thắng lưỡi khiến bé khó phát âm, nhất là các âm quen thuộc như t, tr, l, ch, d và r…

Ngoài ra, việc quan sát lưỡi của bé cũng là một cách phát hiện bệnh từ sớm. Ví dụ như, thắng lưỡi ngắn bất thường, bé không thể đưa lưỡi chạm vào hàm trên, khi bé khóc, lưỡi có dạng hình chữ V hoặc hình trái tim.. 

4. Những lưu ý về tật dính thắng lưỡi

- Dính thắng lưỡi có gây ra chậm nói, nói ngọng?

+) Theo thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Oanh, phanh lưỡi KHÔNG gây ra chậm nói. Nó không phải là nguyên nhân của bệnh chậm phát triển ngôn ngữ hay rối loạn ngôn ngữ.

+) Giả sử trẻ nói ngọng nguyên âm hoặc bán âm cuối (u, e, o, a, i), không thể đổ cho tật dính thẵng lưỡi vì bệnh này không gây ra biến dạng nguyên âm.

+) Đồng thời, phanh lưỡi KHÔNG gây ra các Rối loạn về lời nói có căn nguyên từ thần kinh, chức năng như Apraxia, dystharia.... Tuy nhiên, nó có thể gây ra khó khăn trong tạo các âm vùng đầu lưỡi nhưng ở tỉ lệ vô cùng nhỏ. 

- Dính thắng lưỡi có gây ra tự kỷ, tăng động?

Không có nghiên cứu nào chứng minh mối liên hệ này. Trẻ tự kỷ hay tăng động là do những khiếm khuyết trong não, không có liên quan tới thắng lưỡi.

- Dính thắng lưỡi có nhất thiết cần cắt?

+) Ở viện Nhi TW, các bác sĩ đều khuyến cáo để thắng lưỡi tự nhiên và quan sát thêm tới khi bé được 1 tuổi nếu chỉ ở mức độ 1 hoặc 2. Bởi trong thời gian này, phần đầu lưỡi có thể tự tách ra.  

+) Tuy nhiên, trong trường hợp phanh lưỡi gây khó khăn cho việc bú, nuốt của trẻ thì cần được phẫu thuật sớm. 

- Sau khi cắt thắng lưỡi có tái dính không?

Theo thạc sĩ, bác sí Hoàng Oanh, phanh lưỡi dù đã cắt vẫn có thể tái dính nếu không tập vận động sau thủ thuật.

Với ba mẹ chuẩn bị cho bé đi cắt thắng lưỡi, có thể tham khảo bài Review cắt thắng lưỡi ở bệnh viện Xanh Pôn.

 

>> Xem thêm: Những bệnh thường gặp ở trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua

 

0like
0 Bình luận
973 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>