Bệnh trẻ em

18/06/2022

Những bệnh thường gặp ở trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn nên rất hay bị ốm. Khi trẻ ốm ba mẹ thường rất hay lo lắng, Tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng ốm không phải là hoàn toàn xấu, đây là cơ hội để kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ phòng chống bệnh tật sau này. 

 

những bệnh thường gặp ở trẻ

Những bệnh thường gặp ở trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua

1. Viêm tai

- Viêm tai ngoài: là hiện tượng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai (khoang tai được tính từ màng nhĩ đến bên ngoài tai), do vi khuẩn, nấm gây ra. Vi khuẩn, nấm ở trong môi trường nước đi vào tai khi cho trẻ bơi lội hoặc khi có dị vật trong tai hay trẻ mắc các bệnh về da cũng là thời điểm nhạy cảm cho vi khuẩn nấm phát triển trong tai. Vi khuẩn, nấm gây ra viêm tai ngoài với các biểu hiện: đau, ngứa tai, xuất hiện mủ chảy trong tai ra, thính lực giảm.

- Viêm tai giữa: (tai giữa gồm màng nhĩ và hốc xương tai) là viêm cấp do ứ đọng dịch trong hốc xương tai gây nhiễm trùng mà thành. Ở trẻ em, vòi nhĩ nối hòm tai và họng mũi ngắn nhưng khẩu kính lại lớn hơn so với người trưởng thành nên vi khuẩn gây bệnh, các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ chảy vào hòm tai gây viêm. Viêm tai giữa ở trẻ thường có biểu hiện sốt cao, kém ăn, thính giác kém, đau tai, nôn mửa.

2. Bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) 

Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ em.  Triệu chứng của căn bệnh này thường giống với cảm cúm gồm sốt, chảy nước mũi, ho. 40% các trường hợp nhiễm RSV có triệu chứng tiến triển thành khò khè dẫn tới viêm tiểu phế quản hay viêm phổi rất nguy hiểm. RSV thường không gây bệnh trọng ở trẻ lớn hoặc người lớn. 

3. Tay chân miệng

Chân tay miệng là bệnh do hai con virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây nhiễm trùng. Hai con virus trên sống ở trong đường tiêu hóa. Chân tay miệng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của trẻ chưa có khả năng chống virus. Thông qua việc giao tiếp thông thường với các trẻ bị chân tay miệng cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh.

Trẻ nhỏ mắc bệnh chân tay miệng thường có các biểu hiện như sốt cao, chán ăn, đau bụng, ho, buồn nôn, loét miệng, trong khoang miệng xuất hiện những nốt đỏ. Mùa xuân, mùa hè, mùa thu là những mùa trẻ rất dễ mắc chân tay miệng. Không khí nóng ẩm là môi trường thích hợp cho các virus chân tay miệng phát triển.

 

bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ

4. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh phổ biến hay gặp vào thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông. Nhiệt độ không khí thấp, đường hô hấp của trẻ ngắn và không có lông sưởi như ở người lớn, không khí đi vào hệ thống hô hấp không được làm ấm. Trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh hệ thanh quản, vi khuẩn, virus cũng dễ dàng xâm nhập gây bệnh cho trẻ.

Hơn nữa trẻ nhỏ hiếu động, hay la hét dẫn đến tình trạng hộp thoại, dây thanh hoạt động quá mức, dễ bị kích ứng gây viêm, nhiễm trùng. Khi các dây thanh quản bị viêm, sưng làm hình dạng các dây bị biến đổi làm biến dạng âm thanh gây các biểu hiện ho, ho khan, khàn tiếng.

5. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh do virus Adenovirus hoặc khi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây nhiễm trùng ở mắt. Virus, vi khuẩn đau mắt đỏ sinh sôi trong môi trường có độ ẩm không khí cao, khi thời tiết chuyển từ nắng sang mưa.

Vì vậy khi giao mùa hoặc thời tiết đột ngột thay đổi trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh. Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với người bị bệnh. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau mắt đỏ là hiện tượng đỏ mắt, mí mắt sưng nề, mọng, mắt nhiều dử.

6. Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp

Thường có triệu chứng là phát ban màu đỏ trên mặt, có thể  xuất hiện trên thân, cánh tay và chân. Thủ phạm chính là do parvovirus, một loại virus có thể gây ra triệu chứng giống cảm lạnh trước khi xuất hiện ban, bệnh cũng dễ lây, nhưng một khi phát ban xuất hiện, đứa trẻ thường là không còn bị lây nhiễm. Ban thường biến mất trong vòng từ 7 đến 10 ngày.

7. Rotavirus

Trước khi có vắc xin, đây là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn. Hầu hết các trường hợp nhiễm rotavirus tử vong là do em bé bị mất nước. Khi nghi ngờ nhiễm rotavirus cần đưa trẻ cấp cứu tại viện. Hiện có hai loại vắc-xin rotavirus cho trẻ sơ sinh, các nghiên cứu cho biết kể từ khi vắc xin ra đời, số trẻ mắc tiêu chảy do rotavirus sụt giảm đáng kể.

 

bệnh rotavisus ở trẻ

Bệnh rotavirus ở trẻ em

8. Bệnh sởi

Sởi là bệnh do virus sởi gây ra, đây là một loại bệnh truyền nhiễm. Bệnh có nguy cơ lây lan nhanh, virus sởi thông qua các chất tiết của mũi, họng.... của người bệnh lan truyền ra không khí rồi vào đường hô hấp gây bệnh cho trẻ.

Biểu hiện của bệnh sởi ban đầu là sốt cao, biếng ăn, có hiện tượng nổi ban. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời sởi rất dễ gây ra biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, tiêu chảy...

9. Thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu còn có cách gọi khác là bệnh trái lạ. Bệnh lây truyền nhanh qua hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Thủy đậu là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em vì trẻ nhỏ không thể tự miễn dịch với virus này. 

Bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, sổ mũi, ho, đau đầu, người mệt mỏi , chán ăn, cơ thể xuất hiện mẩn đỏ, mẩn ngứa... Nếu không phát hiện và điều trị thủy đậu kịp thời rất dễ gây ra các biến chứng thần kinh. 

Tiêm chủng vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. 

10. Quai bị

Quai bị là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em trước khi vắc-xin xuất hiện. Các nhiễm trùng thường không có triệu chứng, mà chủ yếu là sưng hạch giữa tai và hàm. Điều nguy hiểm của căn bệnh này là có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dễ dẫn đến vô sinh về sau hoặc bệnh như điếc...

 

bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em

11. Ho gà

Ho gà là bệnh do nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em. Trẻ có triệu chứng ho, có đờm, nôn, thở rít, có thể xuất huyết .... Trẻ có biến chứng viêm phổi hoặc thần kinh . Nếu trẻ bị bệnh cần cách ly, trường hợp nặng bắt buộc phải được điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên bệnh ho gà hiện nay cũng có vắcxin phòng ngừa.

12. Viêm màng não 

Viêm màng não là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh não và tủy sống. Ở tuổi thiếu niên hoặc người lớn có các triệu chứng như đau đầu, sốt, cứng cổ. Trẻ nhỏ có thể có những triệu chứng giống như cúm hoặc khó chịu quấy khóc. Vắcxin hiện nay có thể ngăn chặn được một số chủng phổ biến gây bệnh viêm màng não. Bệnh viêm màng não cực kỳ nguy hiểm vì những biến chứng của nó thường ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của trẻ. 

13. Viêm họng 

Đây là bệnh mà hầu hết trẻ em trên thế giới đều từng mắc phải, thường là do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Bệnh có triệu chứng nuốt đau, đau họng, sưng họng, sốt.... Tuy nhiên triệu chứng đau họng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau nên dễ nhầm lẫn. Mặc dù bệnh viêm họng có thuốc điều trị khỏi nhưng bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh để điều trị hiệu quả. 

14. Bệnh về da

Bệnh chốc lở là một nhiễm trùng da do vi khuẩn, hay gặp ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Nó thường gây ra các cụm mụn nước nhỏ trên da và rỉ nước và tạo thành một lớp vỏ vàng. Khi chạm vào chất lỏng có thể lây nhiễm sang các phần khác của cơ thể hoặc người khác. Bệnh này có nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu nhưng cũng có thể gây ra bởi liên cầu khuẩn. Sau điều trị bằng kháng sinh, các vết loét thường lành mà không để lại sẹo.

15. Bệnh Cúm

Nhiều người khó phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm? Điều này rất đúng bởi chúng có chung triệu chứng. Cúm thường gây sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn. Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm với trẻ vì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. Cơ quan y tế Mỹ khuyến cáo mọi người nên tiêm vắcxin phòng cúm hàng năm, trẻ từ 6 tháng trở lên có thể chủng ngừa cúm.

16. Dị ứng theo mùa

Đây không phải là một bệnh nhiễm trùng, con người thường phản ứng với các hạt cực nhỏ như phấn hoa, bụi... . nhất là khi bắt đầu vào mùa xuân hoặc mùa thu. Các triệu chứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi .... Trẻ em có thể liên tục chà xát mũi của chúng bằng lòng bàn tay. Mặc dù không có cách chữa cho dị ứng theo mùa, nhưng bác sĩ có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng đó.

Các bài viết của Haysiri.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

>> Xem thêm: Thuốc chữa ung thư thành công 100%: Có nên hy vọng?

 

0like
0 Bình luận
348 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>