Mang thai

16/03/2023

Bác sĩ Nội Tiết Trung Ương gợi ý chế độ ăn uống cho thai phụ tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có rất nhiều trên mạng. Tuy nhiên, không có đảm bảo 100% rằng khi tuân theo chế độ đó sẽ giúp ổn định đường huyết bởi cơ địa mỗi người khác nhau. Khi tới bệnh viện nội tiết trung ương, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn dinh dưỡng dựa theo tình trạng hấp thụ của từng sản phụ và thai nhi. Bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, dành cho các mẹ bị đái tháo đường thể nhẹ hoặc chưa bị nhưng các chỉ số vẫn xấp xỉ ngưỡng an toàn. Các mẹ bị nặng cần nhập viện, tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.

 

chế độ ăn cho sản phụ tiểu đường thai kỳ

Bác sĩ Nội Tiết Trung Ương gợi ý chế độ ăn uống cho thai phụ tiểu đường thai kỳ

Tại sao sản phụ bị tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ chế độ ăn uống riêng?

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu ưu tiên vào con, không vào mẹ, ví dụ, thuốc bổ Elevit, sữa bầu, bữa sáng, trưa, tối và các bữa phụ. Tuy nhiên, với các sản phụ bị tiểu đường thai kỳ, con thường khá to, mẹ cũng tăng cân nhiều. Nên chế độ ăn uống riêng là hết sức cần thiết.

Ăn uống vô tội vạ sẽ khiến lượng đường huyết tăng chóng mặt, đi kèm với nó là rất nhiều biến chứng xấu cho mẹ và bé. Kết quả tệ nhất có thể là mất tim thai. Chẳng hạn, khi mẹ đang bị đái tháo đường mà lại tiếp tục uống nhiều sữa tươi có đường, ăn socola hoặc bổ sung lượng cơm rất nhiều, cân nặng của cả hai sẽ tăng không kiểm soát đi kèm với triệu chứng tiểu đường trở nên tệ hơn. Trong quá trình sinh, mẹ có thể bị tiền sản giật, nhiễm trùng hoặc băng huyết. Đồng thời, em bé sinh ra cũng có thể mắc những dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh hoặc tăng nguy cơ bị suy hô hấp, hạ canxi và cũng mắc chứng đái tháo đường di truyền.

Do đó, tuân thủ chế độ ăn uống riêng của sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo một thai kỳ an toàn, con sinh ra khoẻ mạnh, không mắc các bệnh lý và mẹ bầu tránh tiền sản giật, viêm nhiễm khi sinh nở.

 

để em bé được khoẻ mạnh

Để em bé được khoẻ mạnh, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần có chế độ ăn uống nghiêm khắc (Nguồn: Haysiri)

Gợi ý chế độ ăn uống nói chung cho các sản phụ bị tiểu đường thai kỳ

Bác sĩ Bùi Quỳnh ở bệnh viện Nội Tiết Trung Ương có một số tư vấn và lưu ý dành cho các mẹ bị tiểu đường thai kỳ:

Thứ tự thức ăn: rau, thịt, cơm

Nên ăn theo thứ tự rau, tới thịt và cơm, cụ thể:

  • 1 bát đầy rau xanh, nhiều lá (rau muống, mùng tơi, cải, rau dền,..)
  • Miệng bát thịt khoảng 200g
  • Nửa hoặc 2/3 bát cơm trắng

(Tính theo bát con đựng cơm)

Chế độ ăn bữa chính

Bữa chính tuân theo thứ tự thức ăn như trên. Ngoài ra còn một số lưu ý khác:

  • Bữa sáng vẫn ăn như bữa trưa, hạn chế ăn cháo, mỳ hay bún phở vì đường đều lên rất nhanh.
  • Bữa chính bắt buộc phải ăn một bát rau có lá trước tiên.
  • Ngoài ra, với các món xào nên dùng ít dầu (không mỡ), ít đường, ít muối.

Chế độ ăn bữa phụ

Với bữa phụ thì ưu tiên ăn các món như sau:

  • 1 cốc sữa tươi không đường 180-200ml
  • 5-7 hạt điều/macca
  • ¼ quả ổi to bằng nắm tay
  • 1-2 múi bưởi tuỳ to nhỏ

Đặc biệt, không được ăn tinh bột (cơm, khoai, sắn,..) vào bữa phụ. Với trái cây ít đường như lê, táo, ổi tuân thủ ăn mỗi lần khoảng ¼ quả. Nếu vẫn còn đói sau bữa chính, có thể ăn thêm 3-4 miếng thịt ở bữa phụ.

Có thể ăn cherry, việt quất nhưng chỉ được ăn 2-3 quả mỗi lần.

Thời gian ăn bữa chính, bữa phụ

  • Bữa chính cần kéo dài ít nhất 20 phút
  • Bữa phụ phải cách bữa chính khoảng 2 tiếng rưỡi tới 3 tiếng

Tập thể dục, vận động

Sản phụ nên tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ chậm sau bữa ăn ít nhất 15 phút.

Một số lưu ý khi tự test đường huyết tại nhà

Đồng thời đi kèm với chế độ ăn uống, sản phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần thường xuyên theo dõi đường máu bằng máy đo lường máu mao mạch. Bởi vì chế độ ăn cũng có thể phải điều chỉnh dựa theo kết quả đường máu ở từng thời điểm.

Bác sĩ ở bệnh viện Nội Tiết Trung Ương có một số lưu ý cho sản phụ bị tiểu đường thai kỳ khi điều trị ngoại trú hoặc chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn tại nhà.

  • Mục tiêu cần đạt được sau một thời gian thay đổi chế độ ăn uống: Đường đói <5.3 mmol/L; Sau ăn 1 giờ < 7.8 mmol/L; Sau ăn 2 giờ < 6.7 mmol/L.

 

mục tiêu đường máu thai phụ tiểu đường

Mục tiêu đường máu với sản phụ bị tiểu đường thai kỳ test tại nhà (Nguồn: FB Bác sĩ Bùi Quỳnh)

  • Với bữa phụ nên test sau ăn khoảng 45-60 phút tuỳ vào việc bữa phụ ăn gì.
  • Trong 3-5 ngày đầu khi phát hiện tiểu đường thai kỳ, cần đo đủ 3 chỉ số: Đường đói; Sau ăn 1 giờ và Sau ăn 2 giờ. Duy trì 3 chỉ số trong 3 bữa chính: sáng, trưa và tối. Chỉ tới khi chỉ số tốt hơn thì mới giảm số lần test bằng máy. Còn không ổn định hoặc vẫn tăng thì cần liên hệ bác sĩ bệnh viện Nội Tiết ngay để điều chỉnh chế độ ăn, có thể tiêm insulin nếu cần.
  • Chú ý đo đường máu sau ăn tức là tính từ thời điểm bắt đầu ăn miếng đầu tiên chứ không phải là kết thúc bữa ăn.
  • Thường xuyên ghi nhật ký ăn uống kèm với giá trị đường máu mao mạch để bác sĩ theo dõi và đưa ra chỉ định tốt nhất.

Chế độ ăn cũng như lưu ý ở trên chỉ là chung chung và mang tính chất tham khảo. Nếu sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, sản phụ vẫn thấy các chỉ số còn cao thì cần tới bệnh viện để bác sĩ có phương hướng điều trị khác.

Các mẹ có thể xem thêm bài viết review máy đo lường mao mạch máu tại đây:

Review máy đo đường huyết, tư vấn bởi bác sĩ bệnh viện Nội Tiết Trung Ương.

 

>> Xem thêm: Khám tiểu đường thai kỳ tại bệnh viện nội tiết trung ương (Cập nhật 2023)

 

0like
0 Bình luận
408 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>