Xã hội

17/05/2023

Hộ chiếu là gì? Cách thức hoạt động và ý nghĩa của hộ chiếu

Hộ chiếu là nó là một giấy tờ quan trọng cho phép người sở hữu di chuyển qua lại giữa các quốc gia. Nó không chỉ xác nhận danh tính và quốc tịch mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia. Để du lịch hay làm việc ở nước ngoài, việc sở hữu hộ chiếu là một yếu tố cần thiết. Dưới đây là bài viết tìm hiểu rõ nhất về “Hộ chiếu là gì? Cách thức hoạt động và ý nghĩa của hộ chiếu”.

 

hộ chiếu là gì

Hộ chiếu là gì? Cách thức hoạt động và ý nghĩa của hộ chiếu 

Hộ chiếu là gì

Hộ chiếu (passport) là một loại giấy tờ tùy thân được cấp bởi cơ quan nhà nước, chứng minh danh tính và quốc tịch của người sở hữu khi đi du lịch, công tác hay học tập tại nước ngoài. Hộ chiếu là công cụ giúp chúng ta di chuyển qua lại giữa các quốc gia một cách hợp pháp, an toàn và thuận tiện.

Hộ chiếu thường có dạng một cuốn sách nhỏ, bao gồm các trang thông tin cá nhân của chủ sở hữu, bao gồm tên, ngày sinh, quốc tịch, ảnh chân dung và một số thông tin khác. Ngoài ra, hộ chiếu cũng bao gồm các thông tin về cấp độ an ninh và hạn chế quốc tế.

Trong thời đại hiện đại, hộ chiếu điện tử (e-passport) cũng được phát triển. Đây là phiên bản hộ chiếu có chứa một chip điện tử, lưu trữ các thông tin cá nhân và có khả năng tương tác với các hệ thống cửa khẩu tự động. Hộ chiếu điện tử giúp nâng cao tính bảo mật và giảm rủi ro về gian lận.

Đối tượng phân loại hộ chiếu

Theo quy định tại Thông tư 73/2021/TT-BCA, hộ chiếu có 03 loại gồm:

- Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh, được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

- Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): Cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

- Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT): Cấp cho công dân Việt Nam.

 

3 loại hộ chiếu tại việt nam

Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông

 

Bên cạnh đó, mẫu hộ chiếu còn chia ra làm 02 loại:

  • Hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
  • Hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được lựa chọn cấp hộ chiếu không gắn chíp hoặc hộ chiếu có gắn chíp. Riêng công dân chưa đủ 14 tuổi hoặc hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn thì chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chíp điện tử. 

Cách thức hoạt động của hộ chiếu 

Khi bạn đi qua biên giới, hộ chiếu sẽ được kiểm tra bởi cán bộ hải quan. Họ sẽ xác nhận thông tin của bạn, sau đó đóng dấu để chứng nhận bạn đã nhập cảnh hoặc xuất cảnh khỏi quốc gia đó.

Thời hạn của hộ chiếu 

Thời hạn của hộ chiếu được quy định tại Điều 7 Luật Xuất nhập cảnh như sau:

- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 - 05 năm; được gia hạn 01 lần không quá 03 năm. 

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn. 

- Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Cách làm hộ chiếu tại Việt Nam như thế nào?

Kể từ ngày 09/01/2023 đối với công dân trên 14 tuổi, nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu online tại cổng dịch vụ công quốc gia. Còn đối với công dân dưới 14 tuổi sẽ nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại một địa chỉ duy nhất là số 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.

 

>> Hướng dẫn cách làm hộ chiếu online cho công dân trên 14 tuổi Tại đây

>> Hướng dẫn cách làm hộ chiếu cho công dân dưới 14 tuổi Tại đây

>> Hướng dẫn cách làm hộ chiếu cho công dân dưới 14 tuổi ở Hà Nội Tại đây

 

Vậy hộ chiếu là một giấy tờ quan trọng giúp xác định danh tính và quốc tịch của người sở hữu. Nó cho phép người dùng di chuyển qua cửa khẩu và du lịch vào các quốc gia khác một cách hợp pháp. Đồng thời, hộ chiếu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và kiểm soát di chuyển quốc tế.

 

0like
0 Bình luận
198 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>