Bộ bổ âm huyết trong Diện Chẩn

Diện Chẩn là một trong những phương pháp trị liệu không dùng thuốc được coi là hiệu quả và an toàn. Trong đó, bộ bổ âm huyết là một khía cạnh quan trọng không thể bỏ qua. Bộ bổ âm huyết đó là một hệ thống các huyệt với vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng trong cơ thể, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về bộ bổ âm huyết trong Diện Chẩn và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe và cân bằng tự nhiên của chúng ta.

Âm huyết kém là nguyên nhân của rất nhiều bệnh chứng. Việc chẩn đoán âm huyết kém không khó. Khó là bồi bổ cho đạt yêu cầu. Có những trường hợp bịnh nhân đã uống thuốc bổ Đông dược hoặc Tây dược hằng mấy tháng vẫn không hề chuyển biến! Thật là khó hiểu và bất hợp lý. Trên lâm sàng không ít lần chúng ta bế tắc khi gặp trường hợp này. Bệnh vì âm huyết suy mà không bổ được thì không thể trị dứt bệnh mà chỉ làm giảm chứng. Thế thì cứ phải gặp nhau hoài, làm bệnh nhân nản lòng mà thầy thuốc nản hơn, đôi khi càng trị theo chứng lại càng làm âm huyết suy thêm. Thế nên việc ra đời bộ Bổ âm huyết của Lương y Tạ Minh đã tháo gỡ được rất nhiều vấn đề.

1. Phác đồ bổ âm huyết

22, 127, 63, 7, 113, 17, 19, 64, 50, 39, 37, 1, 290, 0

bộ bổ âm huyết trong diện chẩn

2. Kỹ thuật thao tác

Trên lâm sàng thường có hai thể khác nhau: hàn và nhiệt.

- Hàn chứng thì người mát cho tới lạnh, cảm giác tương đối sợ lạnh hơn sợ nóng.

- Nhiệt chứng thì người ấm đến nóng, cảm giác tương đối sợ nóng hơn sợ lạnh.

- Khi âm huyết kém thì nóng lạnh đều sợ. Thiên hạ chưa nóng mình đã nóng, chưa lạnh thì mình đã lạnh nên tôi dùng chữ tương đối.

  • Hàn chứng: Ngải cứu hơ mỗi huyệt nóng một lần không xoa dầu, theo thứ tự trên. Nếu BN không bị hàn rõ rệt thì chỉ cần day có một ít dầu cao. LƯU Ý: đã day dầu thì không hơ, đã hơ thì không chấm dầu vì sẽ gây quá liều.
  • Nhiệt chứng: dùng que dò chấm vaseline day mỗi huyệt 30 cái nhè nhẹ theo thứ tự như trên (không cần day mạnh cho thật đau - vaseline ở đây chỉ nhằm bôi trơn chứ không có tác dụng gì).

3. Tác dụng của bộ bổ âm huyết

Qua thực tế áp dụng từ năm 1991 đến nay, nhận thấy bộ huyệt này có các tác dụng như sau:

+) Giúp biết đói khi tới giờ ăn, ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, hấp thu tốt, biến dưỡng tốt.

+) Sinh tân dịch, sinh cơ nhục, tạo hồng cầu.

+)  Điều hòa thành phần máu.

Qua đó, nó trị được các bệnh do huyết hư suy, thiếu tân dịch như: suy nhược cơ thể do ăn kém hoặc ăn tốt nhưng không hấp thu nên vẫn gầy kể cả các trường hợp đã uống nhiều thuốc bổ Đông Tây y; thiếu hồng cầu; thiếu huyết sắc tố trong máu, thiếu huyết tương; tiểu đường; cholesteron trong máu cao; giai đoạn đầu của các bệnh thuộc về sự thoái hóa (như thoái hóa võng mạc, thoái hóa thần kinh thị giác...); táo bón kinh niên dạng âm hư (phân dê)...

Thông thường, chỉ sau ba lần điều trị là bịnh nhân đã bắt đầu chuyển biến như thấy đói bụng, ăn ngon miệng hơn... nhưng kết quả cuối cùng lên cân thì không nhanh được mà phải có thời gian.

Nếu sau ba lần dùng bộ huyệt này mà không thấy hiệu ứng gì thì thường do cơ thể ứ đọng thủy thấp quá nhiều, cần trừ thấp trước rồi bổ âm huyết sau (xem bài “Trừ đàm thấp thủy bằng DC-ĐKLP”).

Trong bệnh tiểu đường và cholesteron trong máu cao ta cần thêm huyệt 347. Nếu thiếu hồng cầu hoặc huyết sắc tố ta phải dùng trọn tam giác Tỳ 37, 40, 481.

Bộ BỔ ÂM HUYẾT này hiệu quả rất tốt trong nhiệm vụ bồi bổ cơ thể đơn thuần. Riêng khi dùng để chữa bệnh thì cần kết hợp linh động với các phác đồ khác một cách khéo léo mới mong đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên với bịnh nhân trên 70 tuổi thì vấn đề khó khăn hơn.

4. Ý nghĩa của từng huyệt trong bộ Bổ Âm Huyết

Huyệt 22: liên hệ ruột non và bọng đái

- Tác dụng:

  • Bồi bổ khí lực
  • Giảm đau bụng dưới
  • Giảm nhu động ruột

- Chủ trị: 

  • Suy nhược cơ thể
  • Đau bụng tiêu chảy
  • Kiết lỵ
  • Kinh không đều
  • Di tinh, bạch đới
  • Tiểu khó
  • Đau răng hàm dưới

Huyệt 127: Liên hệ đáy tử cung, gót chân, bụng dưới, ruột non

- Tác dụng:

  • An thần mạnh
  • Ôn trung, làm ấm bụng
  • Điều hoà nhu động ruột
  • Hành khí
  • Tăng lực

- Chủ Trị:

  • Mất ngủ, khó ngủ
  • Đổ mồ hôi chân tay
  • Suy nhược cơ thể
  • Suy nhược thần kinh
  • Suyễn, sốc thuốc
  • Khó tiêu, đau thượng vị
  • Đau bụng, lạnh bụng
  • Huyết trắng, đau bụng kinh
  • Cơn nghiện ma tuý thuốc lá

Huyệt 63: Liên hệ lá lách, bao tử, tử cung

- Tác dụng:

  • Điều hoà kích thích tố nam, nữ (progesteron, estrogen)
  • Điều hoà sự tiết dịch ở bộ phận sinh dục nữ, ở miệng
  • Tăng cường khả năng sinh lý (nam và nữ)
  • Làm cường dương, kích thích tuyến vú
  • Làm cường tính miễn nhiễm
  • Trấn thống vùng cột sống, tử cung, dạ dày
  • Điều chỉnh sự co cơ (dương vật, tử cung, tay chân)
  • Làm ấm Tỳ, Vị, thông khí

- Chủ trị:

  • Lãnh cảm, suy nh ược sinh dục, dương nuy, liệt dương
  • Chóng mặt xây xẩm
  • Kinh phong
  • Cơn đau dạ dày
  • Khô nước miếng
  • Khô âm đạo
  • Đắng miệng
  • Huyết áp thấp
  • Đau thần kinh tam thoa  
  • Đau bụng kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Các bệnh về tử cung
  • Đái đường (diabetes)
  • Ngực, vú nhỏ, tắc tia sữa 

Huyệt 7: Liên hệ tuyến tuỵ và tuyến sinh dục

- Tác dụng:

  • Điều hoà kích thích tố nam, nữ (progesteron, estrogen)
  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • Hành khí (làm cho khí vận hành, lưu thông), hành huyết (làm cho huyết lưu thông mạnh trong cơ thể)
  • Làm ấm người
  • Tiêu viêm, tiêu độc
  • Trấn thống vùng bụng, buồng trứng, dịch hoàn, dùi
  • Làm hưng phấn tình dục
  • Điều hoà sự tiết dịch ở bộ phận sinh dục nữ và ở mũi
  • Tương ứng thần kinh hạ hiệt (TK số XII)

- Chủ trị:

  • Suy nhược sinh dục. Chậm có con
  • Lỗ tai ra nước trong
  • Đau bụng sôi ruột
  • Rong kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Huyết trắng
  • U nang buồng tr ứng
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Đau đùi vế
  • Đau tức dịch hoàn
  • Sổ mũi, viêm mũi dị ứng
  • Đái đường
  • Vẹo lưỡi, đơ lưỡi, câm
  • Bướu cổ

Huyệt 113: liên hệ tuyến Tụy (lá mía), thần kinh phế vị (tk số X) 

- Tác dụng:

  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • Trấn thống vùng buồng trứng, dịch hoàn, đùi, tụy tạng
  • Trợ tiêu hóa

- Chủ trị:

  • Đau buồng trứng
  • Đau dịch hoàn
  • Đau đùi
  • Kém tiêu hóa
  • Đái đường
  • Cơn đau do viêm Tụy
  • Đau thần kinh tọa
  • Suyễn
  • Đau dạ dày
  • Bướu cổ

Huyệt 17: liên hệ tuyến thượng thận và tạng thận

- Tác dụng:

  • Chống dị ứng
  • Tiêu viêm
  • Làm ấm, bổ thận thủy
  • Tiêu đàm
  • Điều hòa huyết áp
  • Trấn thống vùng đùi, vế, thắt lưng, thận, ruột già
  • Cầm máu
  • Điều hòa sự co cơ
  • Tương tự thuốc Corticoid

- Chủ trị:

  • Dị ứng
  • Viêm nhiễm
  • Thấp khớp
  • Suyễn
  • Đau vùng đùi, vế, thắt lưng
  • Suy nhược cơ thể
  • Huyết áp thấp
  • Thận hư nhiễm mỡ
  • Tiêu chảy, kiết lỵ
  • Phỏng rát (chưa lở loét)

Huyệt 19: liên hệ tim, phổi, bao tử, ruột già

- Tác dụng:

  • Điều hoà tim mạch và huyết áp (thường làm tăng huyết áp)
  • Chống co giật, làm tỉnh táo
  • Thăng khí, vượng mạch. Cải thiện hô hấp
  • Làm ấm người
  • Làm hưng phấn tình dục
  • Làm cường dương
  • Tăng tiết dịch đường ruột và hô hấp (mũi)
  • Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ toàn thân
  • Gây nôn (làm ói) và chống nôn
  • Tương ứng TK giao cảm
  • Tương tự thuốc Adrenalin

- Chủ trị:

  • Chết đuối
  • Măc cổ (xương, hột trái cây, vật lạ)
  • Tiểu đêm
  • Đái dầm
  • Nặng ngực khó thở
  • Suyễn
  • Bệnh tim mạch
  • Sốc thuốc
  • Ngất xỉu
  • Suy nhược thần kinh
  • Co giật kinh phong
  • Cơn đau thượng vị
  • Nôn nấc
  • Không ói được
  • Suy nhược sinh dục
  • Cơn đau thận cấp
  • Nghẹt mũi, bí trung tiện (sau khi giải phẫu)
  • Cơn ghiền ma túy
  • Nghiện thuốc lá
  • Đau quanh khớp vai
  • Lừ đừ không tỉnh táo
  • Buồn ngủ
  • Đẻ khó (do cơ tử cung co bóp yếu hoặc cổ tử cung mở chưa trọn)
  • Trĩ, lòi dom, táo bón, viêm đại trường

Huyệt 64: Tương ứng thần kinh thiệt hầu (TK số IX)

- Tác dụng:

  • Tiêu viêm, tiêu độc
  • Làm long đờm
  • Trấn thống vùng bẹn (háng), dạ dày

- Chủ trị:

  • Đau khớp háng
  • Đau thần kinh tọa
  • Đau dạ dày
  • Liệt chi dưới
  • Đau lưỡi, đau họng
  • Suyễn khó thở, vướng đờm

Huyệt 50: liên hệ gan và can kinh

- Tác dụng:

  • Điều chỉnh gân, cơ
  • Tăng cường tính miễn nhiễm
  • An thần
  • Trấn thống
  • Tiêu viêm
  • Làm tăng huyết áp
  • Thăng khí
  • Chống dị ứng
  • Điều hoà khí huyết
  • Giải độc
  • Liễm hạn (cầm mồ hôi)
  • Trợ tiêu hóa
  • Cầm máu
  • Trấn thống vùng gan, mật 

Huyệt 39 : Liên hệ bao tử và vị kinh

- Tác dụng:

  • Trấn thống vùng dạ dày và ngón tay trỏ
  • Tiêu viêm, tiêu thực
  • Kích thích ăn uống
  • Hạ sốt
  • Hạ huyết áp

- Chủ trị:

  • Đau ngón tay trỏ, co duỗi khó khăn
  • Đau thần kinh tam thoa (TK số 5)
  • Đau chân, đau vị kinh
  • Huyết áp cao
  • Bệnh về mũi, nghẹt mũi, sổ mũi
  • Mụn mặt, liệt mặt, môi sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa
  • Nhức răng, sưng nướu
  • Bướu cổ
  • Biếng ăn

Huyệt 1: Liên hệ tim mạch

- Tác dụng:

  • An thần (làm dịu thần kinh)
  • Điều hòa nhịp tim
  • Giảm tiết dịch
  • Tăng huyết áp
  • Thăng khí (đưa khí lên)
  • Tăng lực (làm tăng cường sinh lực, làm khoẻ người)
  • Làm ấm người
  • Làm cường dương
  • Giảm đau cột sống

- Chủ trị:

  • Suy nhược cơ thể
  • Suy nhược thần kinh
  • Đau cột sống (không cuối ngửa được), cụp xương sống
  • Đau bụng do lạnh
  • Tiêu chảy, kiết lỵ
  • Đau thần kinh tọa
  • Suy nhược sinh dục (liệt dương, tảo tinh, di mộng tinh)
  • Đau bụng kinh
  • Trĩ, lòi dom
  • Rong kinh
  • Bạch đới
  • Sổ mũi
  • Rối loạn nhịp tim, mệt khó thở

Huyệt 290: liên hệ với thần kinh tam tiêu 

- Tác dụng:

  • Trấn thống vùng thắt lưng, hai bên cổ
  • Điều hòa tân dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước bọt)
  • Giãn cơ (điều chỉnh sự co cơ)

- Chủ trị:

  • Suy nhược cơ thể
  • Đau cơ ức đòn chùm, vẹo cổ
  • Khó tiêu
  • Phù chân
  • Đau thắt lưng

Huyệt 0: liên hệ tuyến thượng thận và nhiều vùng trong cơ thể (như lưng, tay, chân, bộ phận sinh dục,...)

- Tác dụng:

  • Ổn định thần kinh
  • Điều hoà tim mạch, giảm cơ giật động mạch
  • Điều hòa huyết áp
  • Trấn thống (giảm đau)
  • Tiêu thực (làm tiêu hóa thức ăn)
  • Cầm mồ hôi, giảm tiết dịch (giảm xuất tiết các chất dịch)
  • Vượng mạch, cầm máu
  • Làm ấm, tăng lực
  • Làm co thắt tử cung
  • Làm cường sinh dục (bền tinh, bổ thận thủy)
  • Tăng sức đề kháng cơ thể, bồi bổ nguyên khí

- Chủ trị:

  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi
  • Suy nhược sinh dục, xuất tinh sớm
  • Cảm lạnh, sổ mũi
  • Huyết áp cao hoặc thấp
  • Cơn đau bão thận
  • Các bệnh ngoài da, lở loét, chảy nước vàng
  • Ra mồ hôi tay chân
  • Tim đập nhanh
  • Các bệnh mắt
  • Viêm mũi dị ứng
  • Cơn nghiền ma túy
  • Nhức răng hàm dưới
  • Khó tiêu
  • Tiểu nhiều, sốc thuốc
  • Thần kinh tọa
  • Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
  • Đau bao tử do thận
  • Huyết trắng
  • Phỏng lở nước sôi.

Bộ Bổ âm huyết trong Diện Chẩn không chỉ đơn thuần là một phương pháp bồi bổ cơ thể mà còn được coi là một công cụ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và cân bằng năng lượng. Hiệu quả của nó không chỉ giới hạn ở việc cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn ở việc kích thích quá trình tự điều chỉnh của cơ thể để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để áp dụng Bộ Bổ âm huyết vào việc điều trị bệnh, cần phải kết hợp linh hoạt với các phương pháp khác một cách khéo léo và tinh tế. Sự kết hợp này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả điều trị mà còn giảm thiểu nguy cơ các tác dụng phụ không mong muốn.

 

0like
0 Bình luận
167 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>