Phát minh

16/04/2023

Hồi sinh những con chim bị chết thành máy bay không người lái

Các nhà khoa học ở Mexico đã nghiên cứu thành công một kiểu máy bay không người lái độc lạ, có tên “Taxidermy bird drones”. Cụ thể, da và lông của các con chim đã chết sẽ được tái sử dụng và nhồi bông vào trong, tương tự như cách bảo quản các loài thú quý hiếm trong bảo tàng. Tiếp đó, các thiết bị được lắp đặt bên trong, hình thành nên một chiếc máy bay không người lái dưới hình hài của một loài chim.

 

hồi sinh con chim bị chết thành may bay không người lái

Taxidermy bird drones- Máy bay không người lái từ các con chim đã chết (Nguồn: Interesting Engineering)

 

Bằng cách giả dạng một con chim thực sự, các nhà khoa học có thể đưa máy bay không người lái gia nhập bầy đàn của loài chim và tìm hiểu lối sống của chúng cũng như cách tập kết đội hình và phương hướng bay. Tiến sĩ Mostafa Hassanalian, một giáo sư trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, trưởng nhóm của dự án này, tin rằng các video thu được từ những máy bay không người lái này sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành hàng không và chế tạo máy bay. Ví dụ, ngoài khả năng điều chỉnh hướng bay trong các điều kiện thời tiết khác nhau, kiến thức thu được từ cách các loài chim kiểm soát năng lượng cơ thể trong quá trình bay có thể được áp dụng vào thực tiễn, giúp máy bay tối ưu nhiên liệu sử dụng.

Ngoài ra, Brenden Herkenhoff, một nghiên cứu sinh tại đại học New Mexico Tech, bổ sung thêm rằng màu sắc của lông chim không chỉ có tác dụng thu hút bạn tình mà còn có thể cải thiện hiệu quả bay. Sau khi áp dụng vào thực tế của ngành hàng không, một số kỹ sư thấy rằng khi sơn lên cánh máy bay một số màu nhất định, hiệu quả của chuyến bay tăng đáng kể.

 

một chiếc máy bay không người lái được tạo ra từ chim

Cách một chiếc máy bay không người lái từ chim được tạo ra (Nguồn: Interesting Engineering)

 

Note: Pigeon wing: Cánh chim bồ câu; Pheasant body: Cơ thể của chim trĩ; Actuation mechanism: cơ chế kích hoạt máy bay không người lái.

Hiện tại, chiếc máy bay không người lái từ chim được cấu tạo bởi cơ thể của chim trĩ, hai cánh chim bồ câu và các máy móc để kích hoạt động cơ. Cơ thể chim được nhồi bông như trong các viện bảo tàng và máy báy không người lái được điều chỉnh để tạo ra hiệu ứng vỗ cánh như thật. Các phương pháp động lực học và vỗ cánh 3D được áp dụng để kiểm tra khả năng vỗ cánh trong không trung của các máy bay không người lái từ chim. Tuy chưa quá hoàn hảo, nhưng các nhà khoa học tin rằng trong thời gian sắp tới, các “chú chim” này có thể vỗ cánh và bay một cách tự nhiên hơn.

Hiện tại, những máy bay không người lái này mới chỉ dừng lại ở khả năng bay trong 20 phút. Tuy nhiên, với việc cải tiến máy móc, những “chú chim được hồi sinh” này chắc chắn có thể bay linh hoạt hơn, lâu hơn và yên tĩnh hơn. Ngoài kết quả được áp dụng trong ngành hàng không, việc giả dạng một chú chim có thể giúp cảnh sát và quân đội theo dấu tội phạm hoặc truy tìm vết tích của một vụ án như trộm cắp hoặc bắt cóc.

Có lẽ phải chờ khá lâu nữa thì công nghệ hiện đại này mới được áp dụng ở Việt Nam. Một ngày, khi nhìn lên bầu trời, bạn có thể không biết rằng trong một đàn chim đang bay có một “chú chim kỳ lạ” đang tích cực thu thập dữ liệu.

 

>> Xem thêm: Bạn có thể kết nối với người thân đã mất của mình thông qua máy tính cá nhân

 

0like
0 Bình luận
392 Đã xem
Share

Tham gia thảo luận

chat
Bạn hãy Đăng nhập để thảo luận

icon mặt cười

Bài viết được quan tâm

Xem thêm >>